Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động
Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp là hình thức bảo vệ quyền lợi cho người lao động, theo đó người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.
Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
1. Các trường hợp bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp
Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được quy định theo Khoản 4, Điều 53, Luật Việc làm 2013. Cụ thể như sau:
“ 4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này.”
Theo quy định này các trường hợp được bảo lưu BHTN là các trường hợp người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
- Người lao động tìm được việc làm;
- Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Người lao động bị tòa án tuyên bố mất tích;
- Người lao động bị tạm giam hoặc chấp hành hình phạt tù.
Người lao động khi bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi chưa hưởng hết thời gian đóng BHTN của mình hoàn toàn có thể yên tâm. Thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp còn lại sẽ được bảo lưu để tính cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện chứ không bị mất đi.
2. Cách tính thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp
Cũng theo quy định tại Khoản 4, Điều 53, Luật Việc làm 2013 nêu rõ về việc tính thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.”
Cách tính thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp.
Thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp được tính bằng tổng thời gian người lao động đóng BHTN chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong đó, tương ứng với 1 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là 12 tháng đóng BHTN.
Ví dụ: Người lao động đã đóng 6 năm, 4 tháng BHTN, đang hưởng được 2 tháng trợ cấp thất nghiệp thì bị chấm dứt hưởng do tìm được việc làm mới. Vậy thời gian được bảo lưu BHTN của người lao động là 4 năm 4 tháng.
Lưu ý:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 50, Luật Việc làm. Theo đó:
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính như sau: Cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.Sau đó cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 12 tháng.
>>> Tin liên quan:
Nhờ thiết kế thông minh do đó cách sử dụng ứng dụng VssID khá đơn giản, người dùng đăng ký tài khoản cá nhân với cơ quan BHXH là có thể sử dụng mọi chức năng.
Xác định giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của Pháp luật. Tra cứu nhanh chính xác trên hệ thống Cổng thông tin điện tử của cơ quan BHXH Việt Nam.
ECUS_INV là chức năng hóa đơn tích hợp trên phần mềm ECUS5VNACCS, hỗ trợ nghiệp vụ tiện ích cho cả hai bộ phận: Kê khai hải quan và bộ phận kế toán. Với việc tích hợp mới này, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn (ThaisonSoft) trân trọng gửi tới Quý Doanh nghiệp ưu đãi triển khai Module tích hợp hóa đơn điện tử ECUS_INV.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc thao tác nghiệp vụ nhanh chóng trên cùng một phần mềm, mới đây, ThaisonSoft đã nâng cấp, bổ sung tính năng tích hợp hóa đơn điện tử vào phần mềm khai hải quan điện tử ECUS.
Do nhiều nguyên nhân mà kế toán hoặc nhân sự báo tăng giảm lao động chậm. Vậy thực tế chậm báo tăng, giảm lao động có bị phạt không? mức phạt như thế nào?
Chế độ bảo hiểm cho người khuyết tật
15/07/2022
Chế độ bảo hiểm cho người khuyết tật bao gồm những gì? một vài lưu ý quan trọng để người khuyết tật được hưởng lợi ích tối đa giảm bớt gánh nặng về chi phí.
Sở Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên phối hợp với Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia và Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam chính thức khai trương tích hợp giải pháp ký số từ xa vào Cổng dịch vụ công của tỉnh.
Chăm sóc khách hàng là ưu tiên hàng đầu mà Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn – ThaisonSoft đề ra trong suốt 20 năm hoạt động. Bên cạnh đội ngũ hỗ trợ 24/7, ThaisonSoft tích hợp tính năng hỗ trợ trực tuyến trên đa kênh, sẵn sàng giải đáp các yêu cầu của khách hàng 24/7.
Quyền lợi hưởng chế độ tai nạn lao động khi tham gia BHXH nhận được sự quan tâm đặc biệt từ NLĐ, là chế độ có ý nghĩa to lớn đối với NLĐ trong giai đoạn khó khăn
Đóng bảo hiểm thất nghiệp bao lâu thì được hưởng trợ cấp? Trên thực tế, nhiều lao động không được hưởng do thiếu thời điều kiện về thời gian đóng BHTN.
Giấy nghỉ việc hưởng BHXH là giấy tờ quan trọng và là căn cứ giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động điều trị tại nhà. Vậy sau khi nộp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thì bao lâu người lao động nhận được tiền. Người lao động tham khảo các thông tin sau để làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau của BHXH.
Bảo hiểm y tế có bắt buộc hay không khiến cho nhiều lao động băn khoăn. Trường hợp làm việc ở doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm có được không?