Hợp đồng xây dựng là gì? nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng

Ngày đăng: 17:14 - 05/05/2023 Lượt xem: 5310 Cỡ chữ

Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, ngày càng có nhiều các hợp đồng xây dựng được giao kết. Vậy hợp đồng xây dựng là gì? nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng như thế nào? có thể giao kết hợp đồng xây dựng điện tử không? sẽ được chia sẻ ngay sau đây. 

Hợp đồng xây dựng.

1. Hợp đồng xây dựng là gì

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 138, Luật Xây dựng 2019 (Văn bản hợp nhất Số: 10/VBHN-VPQH) định nghĩa về hợp đồng xây dựng như sau: 

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.”

Như vậy hợp đồng xây dựng là một loại hợp đồng dân sự thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về hoạt động xây dựng trong đó:

  • Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

  • Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầy hoặc nhà thầy chính. 

  • Bên nhận thầu là tổng thầy hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu. 

Hợp đồng xây dựng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Nếu một bên tham gia là bên nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ khác do các bên thỏa thuận với nhau. 

2. Nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng 

Trong hoạt động đầu tư xây dựng thì việc ký hợp đồng xây dựng là vô cùng cần thiết. Chúng giúp các bên tham gia đảm bảo lợi ích của mình đồng thời có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp không thực hiện đúng đủ nghĩa vụ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc xử phạt theo thỏa thuận trong hợp đồng và được Pháp luật bảo hộ.

Nguyên tắc ký và thực hiện hợp đồng xây dựng.

2.1 Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng

Các bên tham gia giao kết hợp đồng xây dựng cần đảm bảo nguyên tắc ký hợp đồng xây dựng quy định tại Khoản 2, Điều 138, Luật Xây dựng 2019 (Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH). Cụ thể có 4 nguyên tắc gồm:

  • Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;

  • Nguyên tắc các bên bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;

  • Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;

  • Nguyên tắc liên doanh: Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2.2 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng 

Bên cạnh nguyên tắc ký hợp đồng xây dựng các bên cần đặc biệt lưu ý đến nguyên tắc thực hiện hợp đồng quy định tại Khoản 3, Điều 138, Luật Xây dựng 2019 như sau:

  • Phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, các yêu cầu về chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;

  • Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;

  • Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Khi ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng các bên tham gia phải ký kết và thực hiện phù hợp với quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan khác như: Bộ luật dân sự; Luật thương mại… 

Bên cạnh đó, hợp đồng xây dựng thường có giá trị lớn, thực hiện trong thời gian dài, do đó các bên tham gia cần tính toán kỹ lưỡng về nguồn tiền, thời hạn thanh toán, các yếu tố rủi ro, quy định phạt hợp đồng… trước khi giao kết.

3. Có thể giao kết hợp đồng xây dựng điện tử không?

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, hợp đồng điện tử được ứng dụng rộng rãi trở thành phương thức giao kết tối ưu cho nhiều doanh nghiệp.

Giao kết hợp đồng xây dựng điện tử.

Căn cứ theo Điều 34, Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định“Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu” 

Theo đó, hợp đồng điện tử có tính pháp lý như hợp đồng giấy. 

Bên cạnh đó tại Điều 1, và Điều 2, Luật giao dịch điện tử cũng nêu rõ phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Cụ thể:

Về phạm vi điều chỉnh:

  • Luật giao dịch điện tử này được áp dụng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.

  • Các quy định của Luật này không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.

Về đối tượng áp dụng: 

  • Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử.

Như vậy, cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn giao kết hợp đồng xây dựng điện tử nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật Giao dịch điện tử. Các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận ký hợp đồng xây dựng điện tử theo quy định của Luật giao dịch điện tử và các văn bản pháp luật liên quan khác. Hợp đồng có giá trị pháp lý tương tự hợp đồng giấy và được pháp luật công nhận.

Trên đây là thông tin về hợp đồng xây dựng là gì, nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng. Để có thể giao kết hợp đồng xây dựng điện tử thuận lợi các cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị có thể liên hệ theo đường dây nóng 19004767/ 19004768 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.


Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục