Giải đáp thắc mắc: Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?

Ngày đăng: 10:00 - 09/04/2024 Lượt xem: 1878 Cỡ chữ

Hợp đồng khoán việc là một loại hợp đồng khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người nhận khoán việc vẫn còn nhiều tranh cãi. Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không là thắc mắc của nhiều độc giả. Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!


1. Thế nào là hợp đồng khoán việc?

Hiểu đơn giản, hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của các bên, trong đó, bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành công việc nhất định nào đó theo yêu cầu của bên giao khoán. Sau khi đã hoàn thành công việc, bên nhận khoán bàn giao lại cho bên giao khoán, bên giao khoán nhận kết quả và có nghĩa vụ trả đủ số tiền thù lao như đã thỏa thuận. 


Hợp đồng khoán việc là loại hợp đồng khá thông dụng hiện nay. 


Khi thực hiện hợp đồng khoán việc, bên nhận khoán không phải chịu sự quản lý, điều hành của bên khoán việc mà có thể tự tổ chức công việc hoặc thuê, mướn người khác thực hiện công việc đó. Ngoài ra, người lao động không bị phụ thuộc vào thời gian và điều kiện làm việc do người sử dụng lao động thỏa thuận. 


2. Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?

Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: 

  • Người lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi. 

  • Người ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. 

  • Cán bộ, công chức viên chức…

Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH. Do đó, để xác định người lao động làm việc theo hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH hay không, cần xác định hợp đồng khoán việc đó mang tính chất là hợp đồng lao động hay hợp đồng thuê khoán dân sự. 


Cách xác định hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không.


Có hai trường hợp xảy ra: 

  • Nếu hợp đồng khoán việc của công ty với người lao động có các nội dung nêu trên thì mặc dù tên hợp đồng là hợp đồng thuê khoán nhưng bản chất là hợp đồng lao động thì phải đóng BHXH cho người lao động. 

  • Nếu hợp đồng thuê khoán mang bản chất là hợp đồng thuê khoán dân sự, không có các điều khoản cơ bản của hợp đồng lao động thì hợp đồng thuê khoán của công ty không chịu sự điều chỉnh của Bộ luật lao động thì không phải đóng BHXH. 

Tóm lại, để xác định hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không thì cần xác định hợp đồng khoán việc đó là hợp đồng lao động hay hợp đồng thuê khoán dân sự. 


3. Tiền lương tháng đóng BHXH bao gồm những khoản nào?

Theo quy định, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương cho Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền tiền lương theo ngạch, cấp bậc quân hàm và các khoản trợ cấp, phụ cấp khác nếu có. 


  • Trường hợp người lao động hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở. 

  • Trường hợp người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương đóng BHXH là: Mức lương và phụ cấp và các khoản tiền bổ sung khác theo quy định. Trong đó, phụ cấp lương bao gồm: Các khoản phụ cấp bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương theo thỏa thuận trong hợp đồng chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ. 

  • Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả làm việc của người lao động. 


Như vậy, trên đây Thái Sơn cung cấp một số thông tin về hợp đồng khoán việc và các quy định liên quan. Hy vọng qua bài viết, độc giả đã giải đáp được thắc mắc: Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục