Các quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử 2024

Ngày đăng: 11:18 - 19/03/2024 Lượt xem: 3113 Cỡ chữ

Giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử là vấn đề được đặc biệt quan tâm trong bối cảnh các giao dịch điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Thực tiễn cho thấy, hợp đồng điện tử càng được triển khai rộng rãi, các vấn đề về tranh chấp giữa các bên sẽ phát sinh nhiều hơn, đòi hỏi phải nắm vững các quy định pháp luật để xử lý, giải quyết. Tranh chấp hợp đồng điện tử là gì, và những quy định pháp luật như thế nào về vấn đề này?

Quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử.

1. Tranh chấp hợp đồng điện tử là gì, có những hình thức nào?

Căn cứ theo Điều 51, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định, tranh chấp trong giao dịch điện tử là tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch điện tử.

Như vậy, chưa có quy định chi tiết về tranh chấp hợp đồng điện tử. Tuy nhiên, từ quy định trên, có thể hiểu tranh chấp hợp đồng điện tử chính là những xung đột phát sinh trong quá trình tạo lập, giao kết hoặc thực hiện hợp đồng điện tử.

Các tranh chấp hợp đồng điện tử xảy ra khi các điều khoản liên quan đến nội dung, quyền, nghĩa vụ của các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bị xâm phạm.
Tranh chấp hợp đồng điện tử có các hình thức sau:

  • Tranh chấp hợp đồng điện tử hai bên hoặc nhiều bên.

  • Tranh chấp hợp đồng điện tử trong nước và phạm vi quốc tế.

  • Tranh chấp hợp đồng điện tử về các mục tài chính, đầu tư, sở hữu trí tuệ,...

  • Tranh chấp hợp đồng điện tử theo giai đoạn: Đàm phán/thương lượng, giao kết, thực hiện hợp đồng điện tử.

2. Bản chất của tranh chấp hợp đồng điện tử

Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng điện tử có đặc trưng sau:

Xảy ra do các vi phạm trong hợp đồng 

Tranh chấp hợp đồng điện tử xảy ra khi có vi phạm các quy định trong hợp đồng điện tử như:

  • Vi phạm về đối tượng quy định trong hợp đồng.

  • Người ký hợp đồng không có tư cách pháp nhân theo quy định.

  • Bị ép giao kết hợp đồng.

Xảy ra khi có bên vi phạm lợi ích của các bên khác

Lợi ích của các bên trong hợp đồng điện tử bao gồm cả về mặt lợi ích vật chất, tinh thần và tài sản. Như vậy, khi trong chủ thể tham gia hợp đồng điện tử có vi phạm lợi ích của các bên khác thì tranh chấp hợp đồng điện tử cũng có khả năng xảy ra nếu không có thỏa thuận.

Các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng điện tử.

Do vi phạm các quy định giao kết hợp đồng

Hợp đồng điện tử có điểm khác biệt so với hợp đồng truyền thống ở chỗ ngoài việc đảm bảo đúng các quy định pháp luật chung về hợp đồng, hợp đồng điện tử còn phải tuân thủ các nguyên tắc về giao dịch điện tử:

  • Quy định về hình thức hợp đồng điện tử.

  • Quy định về chữ ký số.

  • Quy tắc chỉnh sửa hợp đồng điện tử.

  • Quy tắc chia sẻ, bảo mật dữ liệu thông tin,...

3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử

Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử không có quy định hay hướng dẫn cụ thể tại các văn bản pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, các bên có thể căn cứ vào các nội dung sau để tiến hành xử lý:

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử có thể căn cứ theo nguyên tắc giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử:

  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử tuân thủ pháp luật, nhanh chóng, chính xác.

  • Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử phải đảm bảo:

  • Tuân thủ pháp luật và kỷ cương xã hội.

  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tranh chấp hợp đồng.

  • Quyết định giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử phải có tính khả thi cao, có thể thi hành. Quá trình giải quyết tranh chấp đảm bảo tính dân chủ, quyền tự định đoạt.

  • Các bên tham gia giải quyết tranh chấp tự do chọn phương thức giải quyết: Thương lượng, hòa giải, giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba như trọng tài, tòa án,...

Hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử

Việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử do các bên tự do lựa chọn:

Thương lượng 

Với hình thức thương lượng, các bên tự bàn bạc và thỏa thuận giải quyết tranh chấp, không cần sự hỗ trợ của bên thứ ba. Nguyên tắc của hình thức thương lượng:

  • Thực hiện theo cơ chế tự giải quyết, không nhờ sự can thiệp của bên thứ ba.

  • Không ràng buộc về trình tự giải quyết, giá trị pháp lý.

  • Kết quả của việc giải quyết tranh chấp căn cứ trên sự tự nguyện và thiện chí của các bên.

Hòa giải viên

Phương thức này được nhà nước khuyến khích áp dụng. Bằng cách này, việc giải quyết tranh chấp giữa các bên sẽ có sự tham gia của bên thứ ba độc lập: Hòa giải viên.

Hòa giải viên sẽ được chỉ định làm người trung gian để hỗ trợ các bên cùng giải quyết tranh chấp. Hòa giải viên có trách nhiệm thuyết phục các bên, đi đến thống nhất phương án tốt nhất cho tất cả cá bên.

4 Hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử.

Trọng tài

Tương tự như hòa giải viên, hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử thông qua trọng tài có sự tham gia của hội đồng trọng tài. Việc lựa chọn hội đồng trọng tài phải có sự đồng thuận của các bên.

Hình thức này sẽ giúp các bên giải quyết tranh chấp nhanh chóng, đơn giản. Kết quả giải quyết có giá trị pháp lý.

Thông qua Tòa án

Đây là hình thức giải quyết tranh chấp cuối cùng, quy trình, thủ tục do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét xử và đảm bảo cưỡng chế thi hành với quyền lực của nhà nước. Vì vậy, hình thức này được các bên ưu tiên lựa chọn và có giá trị pháp lý cao nhất. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử thông qua tòa án được áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Trên đây Thái Sơn cung cấp các quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử năm 2024. Các doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng hợp đồng điện tử tham khảo để xử lý khi xảy ra tranh chấp trong quá trình thương lượng, giao kết, thực hiện hợp đồng.

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục