Cùng chuyên gia phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số mới 2024

Ngày đăng: 10:59 - 26/09/2023 Lượt xem: 2721 Cỡ chữ

   Chữ ký điện tử và chữ ký số là hai khái niệm khác nhau mà rất nhiều người dùng nhầm lẫn và đồng nhất là một. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số rõ hơn. Tham khảo bài viết ngay sau đây để có thêm thông tin hữu ích nhé.

Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số.

1. Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số qua định nghĩa

Chữ ký số và chữ ký điện tử được sử dụng rất nhiều trong các giao dịch điện tử. Tuy nhiên, chữ ký số chỉ là một loại chữ ký điện tử, chữ ký điện tử mang phạm trù lớn hơn.

Cụ thể, theo Khoản 11, Điều 3, Luật Giao dịch điện tử 2023 đã đưa ra định nghĩa về chữ ký điện tử như sau:

“Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu”

Trong khi đó, chữ ký số được định nghĩa là một loại chữ ký điện tử theo Khoản 12, Điều 3, Luật Giao dịch điện tử 2023 như sau:

“Chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu”

Bên cạnh đó, tại Nghị định Số: 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 cũng đưa ra định nghĩa về chữ ký số:

"Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”

So sánh khái niệm của chữ ký điện tử và chữ ký số có thể thấy chữ ký số là một loại chữ ký điện tử, được tạo ra theo một nguyên tắc nhất định tuân thủ quy định của Pháp luật.

2. Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số qua các tiêu thức khá

Để có thể phân biệt được chữ ký điện tử và chữ ký số người dùng cần nắm được điểm giống và khác nhau của từng loại chữ ký.

Chữ ký số có tính pháp lý và bảo mật cao sử dụng phổ biến tại doanh nghiệp.

2.2 Điểm giống nhau của chữ ký điện tử và chữ ký số

Chữ ký số là một loại chữ ký điện tử do đó chữ ký số mang đặc điểm chung của chữ ký điện tử và có những đặc điểm riêng để phân biệt. Cụ thể các đặc điểm giống nhau gồm có:

  • Đều là thông tin được tạo ra bằng phương thức điện tử gắn liền với dữ liệu
  • Sử dụng để ký các thông điệp dữ liệu trong môi trường điện tử
  • Có thể xác định chủ thể ký và xác định sự chấp thuận của các bên tham gia ký trong nhiều trường hợp

2.2 Điểm khác nhau phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số

Chữ ký điện tử và chữ ký số có những đặc điểm phân biệt rõ ràng. Chữ ký số có khả năng xác thực người ký, xác thực tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu và chống chối bỏ hiệu quả.

Đặc điểm

Chữ ký điện tử

Chữ ký số

Tính pháp lý

Không cao, chưa được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam

Tính pháp lý cao, chống chối bỏ.

Xác định được chủ thể ký là duy nhất khi đáp ứng các điều kiện chữ ký số an toàn theo quy định của pháp luật.

Tính bảo mật

Không cao

Cao

Cấu tạo

Có thể gồm nhiều thành phần khác nhau logic với thông điệp dữ liệu: hình ảnh, âm thanh…

Gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó:

- Khóa bí mật được dùng để ký số

- Khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số

Ứng dụng

Được sử dụng trong các giao dịch điện tử thông thường

Được sử dụng trong các giao dịch điện tử quan trọng, cần đảm bảo tính bảo mật và giá trị pháp lý.

Do có sự khác nhau về đặc điểm, tính chất bảo mật và việc sử dụng chữ ký điện tử và chữ ký số cần phải được đặc biệt lưu ý. Đối với các giao dịch điện tử quan trọng, có giá trị giao dịch lớn các cá nhân tổ chức nên sử dụng chữ ký số đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép đảm bảo an toàn.

Việc phân biệt rõ chữ ký điện tử và chữ ký số sẽ giúp cá nhân và doanh nghiệp tránh được nhiều rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi loại chữ ký có những ưu điểm và nhược điểm riêng, người dùng cần lựa chọn loại chữ ký phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục