Thương thảo hợp đồng là gì? Cần lưu ý gì khi thương thảo hợp đồng?

Ngày đăng: 09:26 - 03/11/2023 Lượt xem: 9334 Cỡ chữ

Thương thảo hợp đồng là hoạt động thực hiện trước khi trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. Vậy bản chất thương thảo hợp đồng là gì? Nhà thầu cần lưu ý gì khi thương thảo hợp đồng? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý độc giả làm rõ vấn đề này. 


1. Thương thảo hợp đồng là gì?

Thương thảo hợp đồng là hoạt động được thực hiện trước khi các bên ký kết hợp đồng. Mục đích của việc thương thảo hợp đồng là để các bên thống nhất lại một số nội dung, xác nhận vấn đề đã nhất trí trước đó bằng văn bản. 


Thương thảo hợp đồng là gì?


Theo quy định tại Khoản 1, Điều 19, Nghị định 63/2014/NĐ-CP, nhà thầu xếp hạng thứ nhất sẽ được mời đến để thương thảo hợp đồng. Trong trường hợp nhà thầu được mời đến thương thảo hợp đồng nhưng không có mặt hoặc từ chối thương thảo hợp đồng thì nhà thầu đó sẽ không được nhận bảo đảm dự thầu. 


2. Cơ sở, nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng là gì?


2.1. Cơ sở thương thảo hợp đồng

Cơ sở thương thảo hợp đồng bao gồm:

- Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu.

- Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà thầu.

- Hồ sơ mời thầu.

Cơ sở và nguyên tắc trong thương thảo hợp đồng.


2.2. Nguyên tắc thương thảo hợp đồng

Nguyên tắc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ gồm:

- Không tiến hành thương thảo với các nội dung mà nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

- Việc thương thảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có).


Khi đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng, nếu phát hiện khối lượng mời thầy trong bảng tiên lượng mời thầu thiếu so với hồ sơ thiết kế, bên chủ đầu tư yêu cầu nhà thầy phải bổ sung khối lượng công việc trên cơ sở đơn giá đã chào. 

Trường hợp bên trong hồ sơ dự thầu chưa có đơn giá, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt với khối lượng công việc thiếu so với hồ sơ thiết kế, hoặc đơn giá của nhà thầu khác. 


- Việc thương thảo đối với phần chênh lệch được thực hiện theo quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 17 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.


3. Lưu ý khi thương thảo hợp đồng

Trong một cuộc đấu thầu, việc doanh nghiệp được lựa chọn trở thành nhà thầu trong vòng “thương thảo hợp đồng” là điều đáng quý. Khi tiến hành thương thảo hợp đồng, các nhà thầu cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Tất cả các nội dung trong hồ sơ mời thầu đều đã được công nhận, bao gồm cả giá thầu. Do đó, nhà thầu không sợ bị “ép” giảm giá ở bước thương thảo này, trừ trường hợp tự nguyện giảm giá. 

  • Đơn giá sau khi đã chỉnh sửa và được nhà thầu chấp nhận thì sẽ không được thay đổi. 

  • Mục khối lượng thừa thiếu là mục quan trọng: Tại đây, các bên cần rà soát lại để đảm bảo không có sai sót nào xảy ra. Bởi nếu sau khi thực hiện hợp đồng mới phát hiện thừa thiếu thì thủ tục bổ sung rất phức tạp. 

Lưu ý để thương thảo hợp đồng thành công.


Đặc biệt, với các hợp đồng trọn gói, nhà thầu cần xem xét kỹ hồ sơ và tài liệu đi kèm, rà soát khối lượng, yêu cầu kỹ thuật so với khối lượng mời thầu. Nếu phát hiện sai sót cần thay đổi, bổ sung ngay. 

  • Thông thường, việc thương thảo hợp đồng sẽ diễn ra thành công. Tuy nhiên, một số trường hợp bên chủ đầu tư/bên mời thầu có thể đưa ra một số yêu cầu vô lý thì nhà thầu hoàn toàn có quyền từ chối ký biên bản thương thảo hợp đồng. Đồng thời, ở bước này, nhà thầu có thể sử dụng quyền kiến nghị theo hướng dẫn tại Luật đấu thầu để bảo vệ quyền lợi của mình. 


Trên đây Thái Sơn cung cấp một số quy định về việc thương thảo hợp đồng. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã nắm rõ khái niệm thương thảo hợp đồng là gì, cơ sở và nguyên tắc thương thảo hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, để được tư vấn thêm về phần mềm ký hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục