Hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo số lượng

Ngày đăng: 13:19 - 04/02/2020 Lượt xem: 7087 Cỡ chữ

Theo quy định tại Điều 27, Thông tư 39/2014/TT-BTC đã quy định tất cả các doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp mới thành lập đều phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo số lượng cho Cơ quan Thuế theo Quý. Đối với những doanh nghiệp thuộc trường hợp rủi ro cao về Thuế, có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thì phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

 

1. Những điều cần biết về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo số lượng

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được chia làm 2 giai đoạn là theo quý và theo tháng. Cụ thể:

  • Theo Điều 5, Khoản 4, Thông tư 119/2014/TT-BTC và sửa đổi khổ thứ 2, Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng là dành cho doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao về Thuế.
  • Theo Điều 27, Thông tư 39/2014/TT-BTC thì doanh nghiệp mới thành lập, có hoạt động dưới 12 tháng thuộc diện rủi ro cao về Thuế. Thời hạn nộp chậm nhất là ngày 20 của tháng sau.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý dành cho những doanh nghiệp còn lại (không có thông báo của Thuế về việc doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về Thuế). Thời gian nộp chậm chất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

Lưu ý: Theo Điều 27, Thông tư 39/2014/TT-BTC, trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn (xuất hóa đơn) tức là không phát sinh hoạt động bán hàng thì vẫn phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0).

2. Cách lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo số lượng

Bước 1: Truy cập phần mềm hỗ trợ kê khai Thuế. Trong trường hợp chưa có phần mềm thì có thể tải trên mạng về.

Đăng nhập phần mềm HTKK của Tổng cục Thuế.

Đăng nhập phần mềm HTKK của Tổng cục Thuế.

Bước 2: Nhấn vào mục “Hóa đơn” và mở giao diện “Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC)”

Chọn mục “Hóa đơn” để lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo số lượng.

Chọn mục “Hóa đơn” để lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo số lượng.

Sau đó, chọn “Kỳ báo cáo” theo tháng hay theo quý mà mình muốn rồi nhấn “Đồng ý” là màn hình sẽ hiển thị giao diện “Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC)”.

Giao diện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC).

Giao diện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC).

Bước 3: Nhập thông tin số liệu vào các cột

Cần điền đầy đủ thông tin vào bảng để hoàn thành báo cáo. Cụ thể:

  • Cột 1: Cột số thứ tự. Nếu muốn thêm dòng thì nhấn F5 hoặc xóa bỏ thì nhấn F6.
  • Cột mã loại hóa đơn: Là mã hóa đơn mà bạn muốn báo cáo.
  • Cột 2: Tên hóa đơn, phần này hệ thống sẽ tự động hóa chứ bạn không cần điền.
  • Cột 3: Ký hiệu mẫu hóa đơn, nhập theo mục “Mẫu số (form)” trên hóa đơn của doanh nghiệp.
  • Cột 4: Ký hiệu hóa đơn, nhập theo mục “Ký hiệu (Serial No)” trên hóa đơn của doanh nghiệp.
  • Cột 5: Tổng số, phần này máy tình cũng sẽ tự động hóa không cần điền.
  • Cột 6, 7: Từ số - Đến số của “Số tồn đầu kỳ”. Nếu là lần đầu tiên thì bạn nhập số tồn đầu kỳ của kỳ đầu, còn từ kỳ thứ 2 trở đi thì hệ thống sẽ tự động chuyển số tồn cuối kỳ trước lên và bạn vẫn có thể chỉnh sửa nếu số liệu có sai sót.
  • Cột 8,9: Từ số - Đến số của “Số mua/phát hành trong kỳ” được nhập theo dạng số. Trường hợp trong kỳ bạn không đặt in và thông báo phát hành thì mục này bỏ qua, không cần điền.
  • Cột 10, 11, 12: Hệ thống sẽ tự động hóa, bạn không cần điền.
  • Cột 13: Số lượng đã sử dụng. Nhập số lượng hóa đơn đã sử dụng, không bao gồm các hóa đơn đã xóa bỏ, mất hay hủy mà phải nhỏ hơn Cột 5.
  • Cột 14, 16, 18: Hệ thống sẽ tự động hóa, không cần điền.
  • Cột 15, 17, 19: Nhập mã số của các hóa đơn xóa bỏ, mất, hủy và không được trùng nhau. Nếu các hóa đơn bị xóa bỏ, mất, hủy không liên tiếp thì phải thêm dấu chấm phẩy (;) ngăn cách giữa các số. Trường hợp các mã hóa đơn liên tiếp nhau thì kê khai dưới dạng khoảng (ví dụ: 0000005-0000007) và sử dụng ngăn cách bởi dấu gạch ngang (-).
  • Cột 20, 21, 22: Hệ thống sẽ tự động hóa, không cần điền.

Một số mục khác cần hoàn thành trong báo cáo như:

  • Người lập biểu: Không cần nhập mục này
  • Người đại diện theo pháp luật: Nhập tên giám đốc
  • Ngày lập báo cáo: Mặc định là ngày hiện tại, bạn được phép sửa nếu điền sai nhưng vẫn phải đúng ngày bạn lập báo cáo.

Bước 4: Lưu lại báo cáo

Sau khi hoàn thành báo cáo, nhấn nút “Ghi” để lưu lại. Trong trường hợp báo cáo có sai sót, hệ thống sẽ tự động thông báo lại ngay lúc đó.

Bước 5: Kết xuất XML

Sau khi hoàn tất, nhấn “Kết xuất XML” rồi nộp qua mạng cho Cơ quan Thuế.

Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice.

Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice.

Việc ứng dụng công nghệ và sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử đã và đang trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp. Hiệu quả của việc ứng dụng hỗ trợ trực tiếp đến từng nghiệp vụ cũng như công tác quản trị của người quản lý. Hiện nay, có khá nhiều nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử với nhiều mức giá thành khác nhau, bởi vậy doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu kỹ về nhu cầu của doanh nghiệp, tính năng, ưu, nhược điểm của mỗi phần mềm để có đánh giá chính xác và lựa chọn nhà cung cấp phần mềm phù hợp.

Những lưu ý khi sử dụng hóa đơn điện tử cũng như chi tiết về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice xin vui lòng liên hệ:

Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm - Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội
  • Hotline: 19004767 hoặc 19004768
  • Tel: 024.3754.5222

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục