Hướng dẫn chi tiết lập biên bản điều chỉnh hóa đơn bán hàng

Ngày đăng: 10:20 - 16/04/2020 Lượt xem: 9183 Cỡ chữ

Khi nào được phép lập biên bản điều chỉnh hóa đơn bán hàng và cách lập như thế nào đúng quy định? Kế toán cần nắm được những thông tin này để xử lý khi có lập hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bị sai sót. Đặc biệt là những doanh nghiệp mới áp dụng hóa đơn điện tử, chưa có nhiều kinh nghiệm thì cần phải tìm hiểu kỹ quy định về biên bản điều chỉnh hóa đơn GTGT để áp dụng khi cần thiết.

1. Quy định về trường hợp lập biên bản để điều chỉnh hóa đơn bán hàng

Căn cứ vào Khoản 3, Điều 20 của Thông tư 39/2014/TT-BTC, các trường hợp xuất hóa đơn điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ có phát hiện ra sai sót thì sẽ xử lý và lập biên bản để điều chỉnh hóa đơn bán hàng cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Hóa đơn điện tử bị sai sót đã tạo lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc chưa thực hiện kê khai Thuế sẽ xử lý theo quy định, cụ thể như sau:

  • Thực hiện hủy hóa đơn điện tử bị sai sót sau khi đã có sự đồng thuận của cả bên mua và bên bán, có hiệu lực do hai bên thỏa thuận. Hóa đơn sai sót đã hủy nhưng vẫn cần lưu trữ lại theo đúng quy định.
  • Bên bán tạo lập hóa đơn mới và gửi lại cho bên mua thay thế hóa đơn sai sót. Hóa đơn điện tử mới cần ghi chú rõ ràng: “Hóa đơn này thay thế cho hóa đơn ký hiệu… gửi thời gian nào.
Xử lý các trường hợp sai sót, cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Xử lý các trường hợp sai sót, cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Trường hợp hóa đơn điện tử bị sai sót và đã gửi cho người mua, hàng hóa đã giao, đã cung ứng dịch vụ và người bán và người mua cùng đã kê khai Thuế thì cần xử lý như sau:

  • Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử có chữ ký điện tử của cả bên mua và bên bán, ghi rõ lỗi sai sót. Ví dụ hóa đơn sai tên công ty thì biên bản điều chỉnh hóa đơn sai tên công ty và ghi rõ lỗi.
  • Bên bán lập lại hóa đơn mới để điều chỉnh sai sót.
  • Sau khi đã xuất hóa đơn điều chỉnh, cả hai bên thực hiện kê khai Thuế lại theo hóa đơn đúng, các nghiệp vụ kê khai tuân thủ quy định của Pháp luật về Thuế và hóa đơn điện tử.

2. Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn bán hàng

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn GTGT có thể do doanh nghiệp tự tạo theo mẫu phù hợp. Dưới đây là mẫu biên bản để điều chỉnh hóa đơn bán hàng để doanh nghiệp tham khảo:

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn mới nhất 2020

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn mới nhất 2020

2. Một số lưu ý khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn bán hàng

Khi áp dụng lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử, bạn cần lưu ý như sau:

  • Xác định hóa đơn sai sót đã kê khai hay chưa để áp dụng lập biên bản điều chỉnh hóa đơn.
  • Ngày tháng trên biên bản điều chỉnh hóa đơn và hóa đơn điều chỉnh phải khớp nhau.
  • Nội dung trên hóa đơn điều chỉnh phải thể hiện rõ: số hóa đơn sai sót, ngày lập hóa đơn sai sót, số hóa đơn điều chỉnh, ngày lập hóa đơn điều chỉnh.
  • Đối với hóa đơn đã kê khai Thuế bị sai sót, ngoài việc lập biên bản điều chỉnh hóa đơn thì doanh nghiệp cần phải lập hóa đơn mới để điều chỉnh sai sót.
  • Trường hợp hóa đơn bị sai sót các thông tin về: Tên, địa chỉ, người mua nhưng vẫn đúng mã số Thuế thì chỉ cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, không cần lập hóa đơn điều chỉnh.
Những lưu ý đặc biệt khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử sai sót.

Những lưu ý đặc biệt khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử sai sót.

Trên đây là một số hướng dẫn chi tiết về lập biên bản điều chỉnh hóa đơn bán hàng. Quá trình áp dụng hóa đơn điện tử tại doanh nghiệp khó tránh khỏi những trường hợp sai sót. Vì vậy, doanh nghiệp hãy nắm được đầy đủ các thông tin ở trên và những hướng dẫn để lập biên bản điều chỉnh hợp lệ.

Tin tức cùng chuyên mục