Cách điều chỉnh hóa đơn điện tử theo Thông tư 68/2019/TT-BTC
Cách điều chỉnh hóa đơn điện tử như thế nào khi xảy ra sai sót là thắc mắc của hầu hết Kế toán khi làm việc với phần mềm hóa đơn điện tử. Bởi trường hợp sai sót là điều rất khó tránh khỏi trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ. Đặc biệt là đối với nhiều doanh nghiệp, khối lượng giao dịch nhiều, số hóa đơn điện tử vô cùng lớn, chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý các vấn đề phát sinh thì rất khó khăn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để Kế toán doanh nghiệp tham khảo.
Cách điều chỉnh hóa đơn điện tử theo Thông tư 68/2019/TT-BTC.
1. Hướng dẫn cách điều chỉnh hóa đơn điện tử bị sai sót sau khi cấp mã
Căn cứ vào Điều 11 và Điều 17 của Thông tư 68/2019/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Điều 17 nằm trong Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ, các trường hợp hóa đơn điện tử bị sai sót và cách điều chỉnh hóa đơn điện tử như sau:
Trường hợp 1: Hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan Thuế bị sai sót, chưa gửi người mua
Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan Thuế bị sai sót và chưa gửi cho người mua thì cần thực hiện:
- Sử dụng Mẫu số 04 thông báo với Cơ quan Thuế về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót.
- Tạo lập hóa đơn điện tử mới để thay thế cho hóa đơn điện tử bị sai, thực hiện ký điện tử và gửi tới Cơ quan Thuế để cấp mã mới sau đó gửi cho người mua.
- Bên Cơ quan Thuế sẽ thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã và có sai sót trên hệ thống.
Xử lý trong khi hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan Thuế bị sai sót, chưa gửi người mua.
Trường hợp 2: Hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan Thuế bị sai sót, đã gửi người mua
Nếu hóa đơn điện tử bị sai tên, địa chỉ của người mua, còn lại mã số Thuế và các thông tin khác vẫn đúng:
- Người bán cần kiểm tra và thông báo cho người mua về những thông tin bị sai sót trên hóa đơn điện tử.
- Sử dụng mẫu số 04 để thông báo với Cơ quan Thuế.
Sử dụng Mẫu số 04 để thông báo với Cơ quan Thuế.
- Trường hợp này người bán không phải lập lại hóa đơn.
Nếu hóa đơn điện tử bị sai mã số thuế, số tiền, nội dung về Thuế, hoặc sai thông tin hàng hóa:
- Người bán và người mua sẽ thỏa thuận, thống nhất và lập biên bản thỏa thuận và ghi rõ sai sót trên hóa đơn điện tử.
- Sử dụng mẫu 04 để thông báo cho Cơ quan Thuế để hủy hóa đơn điện tử bị sai sót, lập hóa đơn điện tử mới thay thế.
- Cơ quan Thuế sẽ hủy hóa đơn điện tử bị sai sót trên hệ thống sau khi nhận được mẫu 04 của người bán.
- Trên hóa đơn điện tử mới lập để thay thế cho hóa đơn bị sai, người bán cần ký điện tử sau đó gửi cơ quan Thuế để được cấp mã mới cho hóa đơn điện tử lập đúng.
Trường hợp này, người bán cần lưu ý, hóa đơn điện tử được lập để thay thế cần phải ghi chú rõ theo nội dung: “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn… số hóa đơn, ngày...tháng...năm”.
Trường hợp 3: Cơ quan Thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót
Trường hợp Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp phát hiện ra hóa đơn điện tử được cấp mã sai sót:
- Cơ quan Thuế sử dụng mẫu số 05 gửi cho người bán để thông báo về thông tin sai sót để người bán kiểm tra.
- Trong 2 ngày kể từ khi người bán nhận được thông báo của Cơ quan Thuế, người bán cần lập mẫu số 04 về việc hủy hóa đơn điện tử có mã bị sai sót sau đó gửi cho bên Cơ quan Thuế.
- Kế tiếp, người bán cần lập hóa đơn điện tử mới, thực hiện ký điện tử và gửi Cơ quan Thuế để được cấp mã mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập bị sai.
Người bán xin cơ quan Thuế cấp mã mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập bị sai
Trong trường hợp này, nếu người bán chưa thực hiện thông báo với cơ quan Thuế về việc hủy hóa đơn điện tử thì Cơ quan Thuế sẽ tiếp tục thông báo. Hóa đơn điện tử đã hủy sẽ không có giá trị
2. Hướng dẫn thủ tục xử lý hóa đơn điện tử không có mã đã lập bị sai sót
Đối với trường hợp hóa đơn không có mã lập bị sai sót, Cách điều chỉnh hóa đơn điện tử chia theo trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan Thuế bị sai sót, đã gửi người mua
Nếu hóa đơn sai về địa chỉ, tên người mua, thông tin mã số thuế và các thông tin khác vẫn chính xác:
- Người bán gửi thông báo cho người mua về thông tin sai sót trên hóa đơn đã gửi, không cần phải lập lại hóa đơn.
- Trường hợp hóa đơn này đã gửi cơ quan Thuế thì người bán cần gửi Mẫu số 04 để thông báo cho cơ quan Thuế.
Nếu hóa đơn điện tử sai về mã số Thuế, sai về tiền Thuế hoặc Thuế suất, hàng hóa sai quy cách hoặc chất lượng thì xử lý như sau:
- Người bán và người mua thỏa thuận và lập biên bản về việc sai sót hóa đơn điện tử, ghi rõ ràng nội dung sai sót.
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử bị sai sót.
- Người bán cần lập hóa đơn điện tử mới để thay thế cho hóa đơn điện tử sai sót.
- Người bán thực hiện ký điện tử cho hóa đơn mới để thay thế hóa đơn sai sót sau đó gửi cho người mua.
Lưu ý:
- Hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử cũ cần ghi rõ “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn...số hóa đơn…, ngày…tháng...năm”.
- Trường hợp hóa đơn điện tử sai sót và đã gửi cơ quan Thuế thì người bán cần thông báo với cơ quan Thuế bằng Mẫu số 04 và gửi thông tin hóa đơn điện tử mới cho cơ quan Thuế.
Trường hợp 2: Trường hợp cơ quan Thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã lập có sai sót
Trường hợp cơ quan Thuế sau khi nhận dữ liệu hóa đơn, phát hiện có sai sót thì thực hiện:
- Thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 để yêu cầu người bán kiểm tra lại thông tin trên hóa đơn.
- Kể từ khi nhận được thông báo, trong vòng 2 ngày, người bán phải lập Mẫu số 04 để thông báo cho cơ quan Thuế về việc hủy hóa đơn.
- Người bán lập hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua thay thế hóa đơn điện tử mới, gửi lại dữ liệu mới lên cơ quan Thuế.
Cơ quan Thuế sẽ tiếp tục thông báo nếu người mua chưa thực hiện thông báo về điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn. Hóa đơn điện tử đã hủy cần phải lưu trữ lại để thực hiện tra cứu.
Trên đây là Cách điều chỉnh hóa đơn điện tử cập nhật theo thông tư 68/2019/TT-BTC. Doanh nghiệp cần phải xác định trường hợp hóa đơn bị sai sót để có phương hướng giải quyết, xử lý đúng quy định. Nếu còn thắc mắc nào khác hoặc muốn tìm hiểu thêm về hóa đơn điện tử E-invoice, doanh nghiệp vui lòng liên hệ hotline: Miền Bắc: 1900 4767, Miền Nam/Trung: 1900 4768 để được giải đáp một số thắc mắc.
Hóa đơn điện tử có sai sót là điều rất khó tránh khỏi khi sử dụng hóa đơn điện tử. Vậy cách điều chỉnh hóa đơn điện tử như thế nào đúng quy định?
Trong hai ngày 29 và 30/11/2016 vừa qua, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử tổ chức Hội nghị triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) cho gần 5000 doanh nghiệp trên địa bàn.
Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2018) thì trong hóa đơn điện tử có 10 nội dung sau đây:
Ngày 16/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Quyết định số 526/QĐ-BTC về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế cho một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Theo Quyết định này, phạm vi thực hiện Quyết định 1209/QĐ-BTC năm 2015 về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế (Quyết định 1209) được Bộ Tài chính mở rộng áp dụng cho một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thay vì chỉ được áp dụng tại Hà Nội và TP.HCM như giai đoạn trước.
Ngày 27/4/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 37/2017/TT-BTC sửa đổi bổ sung nhiều quy định về hóa đơn. Theo đó, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Ngày 31/10/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 176/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn. Theo đó, đáng chú ý là sẽ bãi bỏ mức phạt 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định.
Ngày 31/03/2014 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/06/2014 và bãi bỏ Thông tư số 64/2013/TT-BTC...
Ngày 17/1/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn. Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 01 năm. Đối với hành vi vi phạm hành chính về hoá đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế là 5 năm.
Ngày 17/01/2014, Chính phủ ban hành Nghị đinh số 04/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Theo đó, các nhân kinh doanh không được đặt in, tự in hóa đơn mà phải mua hóa đơn ở cơ quan thuế.
Ngày 15/5/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 64/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Ngày 28/9/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 153/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.