Cập nhật mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử mới nhất 2020
Biên bản hủy hóa đơn điện tử là một trong những loại biên bản quan trọng mà doanh nghiệp cần biết. Đặc biệt là đối với nhiều doanh nghiệp triển khai giải pháp hóa đơn điện tử chưa lâu, chưa thành tạo toàn bộ các thủ tục liên quan đến xử lý các vấn đề liên quan đến hóa đơn điện tử. Vậy biên bản hủy hóa đơn GTGT sử dụng khi nào và mẫu biên bản hủy hóa đơn mới nhất quy định ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết.
1. Khi nào cần sử dụng biên bản hủy hóa đơn điện tử?
Hiểu rõ khái niệm biên bản để hủy hóa đơn điện tử nhằm áp dụng đúng Luật
Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, không tránh khỏi những trường hợp có xảy ra sai sót hoặc các vấn đề dẫn tới phải hủy hóa đơn. Trước tiên, doanh nghiệp cần nắm được khái niệm biên bản hủy hóa đơn và những trường hợp cần sử dụng. vậy biên bản hủy hóa đơn là gì?
Biên bản hủy hóa đơn là biên bản sử dụng để ghi nhận lại toàn bộ quá trình, diễn biến các sự việc trong quá trình hủy hóa đơn. Đối tượng thực hiện việc này phải là người nắm giữ và sử dụng hóa đơn điện tử. Căn cứ pháp lý đối với mẫu biên bản này tuân thủ theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Theo đó, biên bản hủy hóa đơn được hiểu đơn giản là sử dụng trong trường hợp người nộp Thuế hoặc người in ấn, phát hành, sử dụng hóa đơn gặp sai sót trong quá trình in ấn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử nên muốn hủy và không sử dụng hóa đơn cũ.
- Tin liên quan: Khi nào lập biên bản hủy hóa đơn điện tử là hợp lý nhất
2. Các trường hợp cần hủy hóa đơn điện tử
Một số trường hợp cần sử dụng biên bản hủy hóa đơn.
Biên bản hủy hóa đơn GTGT được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Tổ chức hoặc cá nhân có hóa đơn nhưng không sử dụng thì phải làm biên bản hủy hóa đơn không sử dụng. Thời gian hủy tối thiểu là 30 ngày kể từ ngày thông báo với bên Thuế.
- Cơ quan Thuế thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng. Khi đó, doanh nghiệp phải hủy hóa đơn trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
- Đối với các đơn vị kế toán, các hóa đơn đã tạo lập sẽ hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Đối với các hóa đơn chưa tạo lập nhưng là vật chứng hoặc có liên quan tới các vụ án thì cần lưu trữ lại, không được hủy và xử lý theo pháp luật.
Xem thêm >> Các trường hợp hủy hóa đơn và những điều cần biết khi hủy hóa đơn
3. Phân biệt biên bản hủy hóa đơn và biên bản thu hồi hóa đơn
Rất nhiều Kế toán doanh nghiệp vẫn mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn giữa hai loại biên bản này. Việc sử dụng tùy tiện các khái niệm dẫn đến nhiều người hiểu sai về bản chất của từng nghiệp vụ trong xử lý các vấn đề về hóa đơn điện tử.
Phân biệt biên bản hủy hóa đơn và biên bản thu hồi hóa đơn điện tử.
Vì vậy, doanh nghiệp cần căn cứ vào các Điều Khoản của Luật để phân biệt rõ ràng hai khái niệm này. Biên bản thu hồi hóa đơn là gì?
Căn cứ Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, khái niệm biên bản thu hồi hóa đơn được sử dụng trong trường hợp người bán đã tạo lập và gửi hóa đơn điện tử cho người mua. Người bán và người mua đều chưa kê khai Thuế. Sau khi giao dịch kết thúc thì phát hiện sai sót, bên bán và bên mua cùng lập biên bản thu hồi hóa đơn để bên bán thu hồi lại hóa đơn sai sót và lập hóa đơn khác thay thế.
Như vậy, so với khái niệm trên, biên bản hủy hóa đơn điện tử hoàn toàn khác với biên bản thu hồi hóa đơn điện tử. Kế toán doanh nghiệp cần phân biệt rõ ràng để tránh lập nhầm biên bản.
4. Cập nhật mẫu biên bản hủy hóa đơn mới nhất năm 2020
Doanh nghiệp có thể tự tạo lập mẫu phù hợp hoặc tham khảo mẫu sau đây để sử dụng:
Tải về mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử mới nhất
Trên đây là thông tin hướng dẫn các trường hợp và cập nhật mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp cần xác định rõ trường hợp nào cần hủy để lựa chọn lập biên bản áp dụng đúng luật, tránh nhầm lẫn với biên bản thu hồi hóa đơn điện tử.
Biên bản hủy hóa đơn điện tử sử dụng khi nào và mẫu biên bản hủy hóa đơn mới nhất ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết.
Trong hai ngày 29 và 30/11/2016 vừa qua, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử tổ chức Hội nghị triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) cho gần 5000 doanh nghiệp trên địa bàn.
Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2018) thì trong hóa đơn điện tử có 10 nội dung sau đây:
Ngày 16/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Quyết định số 526/QĐ-BTC về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế cho một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Theo Quyết định này, phạm vi thực hiện Quyết định 1209/QĐ-BTC năm 2015 về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế (Quyết định 1209) được Bộ Tài chính mở rộng áp dụng cho một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thay vì chỉ được áp dụng tại Hà Nội và TP.HCM như giai đoạn trước.
Ngày 27/4/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 37/2017/TT-BTC sửa đổi bổ sung nhiều quy định về hóa đơn. Theo đó, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Ngày 31/10/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 176/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn. Theo đó, đáng chú ý là sẽ bãi bỏ mức phạt 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định.
Ngày 31/03/2014 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/06/2014 và bãi bỏ Thông tư số 64/2013/TT-BTC...
Ngày 17/1/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn. Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 01 năm. Đối với hành vi vi phạm hành chính về hoá đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế là 5 năm.
Ngày 17/01/2014, Chính phủ ban hành Nghị đinh số 04/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Theo đó, các nhân kinh doanh không được đặt in, tự in hóa đơn mà phải mua hóa đơn ở cơ quan thuế.
Ngày 15/5/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 64/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Ngày 28/9/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 153/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.