Hướng dẫn cách lấy hóa đơn điện tử dễ dàng nhanh chóng
Cách lấy hóa đơn điện tử thực hiện như thế nào? Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, mặc dù các nghiệp vụ đều được thực hiện trên phần mềm nhưng nhiều trường hợp Kế toán vẫn cần lấy file hóa đơn điện tử để phục vụ cho nhiều công việc khác nhau. Vậy làm sao để Kế toán lấy được hóa đơn điện tử trên hệ thống? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể.
1. Một số trường hợp cần lấy hóa đơn điện tử
Trong khi thực hiện các nghiệp vụ về hóa đơn điện tử, phần lớn các công việc đều được thực hiện trên phần mềm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp doanh nghiệp cần lấy hóa đơn điện tử để lưu trữ tại hệ thống lưu trữ của doanh nghiệp hoặc để in ấn hay đơn giản là lấy để gửi email cho khách hàng.

Nhiều trường hợp doanh nghiệp cần lấy hóa đơn điện tử để phục vụ các mục đích khác nhau
Đối với phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice của Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn, tất cả các dữ liệu về hóa đơn của doanh nghiệp đều được lưu trữ đầy đủ, an toàn, bảo mật trên hệ thống. Vì vậy, doanh nghiệp có thể truy cập bất cứ lúc nào để lấy hóa đơn điện tử phục vụ cho các mục đích khác nhau.
2. Hướng dẫn cách lấy hóa đơn điện tử nhanh chóng
Cách lấy hóa đơn điện tử là trước hết doanh nghiệp cần thực hiện tra cứu trên hệ thống tra cứu hóa đơn, thực hiện tải hóa đơn về và sử dụng hóa đơn điện tử vào các mục đích khác nhau
2.1 Tra cứu hóa đơn điện tử
Để thực hiện tra cứu hóa đơn điện tử đã tạo lập và phát hành trên hệ thống của phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào trang web để tra cứu hóa đơn của E-invoice: https://einvoice.vn/tra-cuu.
- Bước 2: Doanh nghiệp nhập các thông tin bao gồm số hóa đơn, mã nhận hóa đơn.
- Bước 3: Nhập mã kiểm tra sau đó chọn “Tra cứu hóa đơn”.
- Bước 4: Kiểm tra kết quả hóa đơn điện tử tra cứu.

Doanh nghiệp tra cứu hóa đơn điện tử để lấy hóa đơn cần sử dụng.
Sau khi giao diện hệ thống hiển thị màn hình hiển thị kết quả chi tiết hóa đơn điện tử, bạn có thể kiểm tra lại toàn bộ các thông tin của hóa đơn. Tệp hóa đơn đính kèm sẽ ở 2 định dạng là .zip và .pdf để cho bạn tùy chọn.
2.2 Tải và lưu trữ hóa đơn điện tử
Sau khi thực hiện tra cứu thành công hóa đơn điện tử, bạn có thể lấy hóa đơn điện tử bằng cách click vào nút “Tải về” trên hệ thống. Kế tiếp, bạn lựa chọn nơi lưu hóa đơn trong máy tính để lưu lại.
Sau khi tải về thành công, bạn có thể thực hiện mở và xem hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, hóa đơn điện tử xuất ra ở dạng XML nên bạn phải sử dụng phần mềm hỗ trợ đọc file XML của Tổng Cục Thuế có tên là iTaxViewer.
2.3 In hóa đơn điện tử
Doanh nghiệp có thể lấy hóa đơn điện tử file cứng bằng cách in hóa đơn điện tử. Trên phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice của THAISONSOFT, có 2 cách in hóa đơn điện tử:
- In hóa đơn điện tử bản chuyển đổi: Chỉ được thực hiện duy nhất 1 lần, cần có chữ ký người thực hiện in bản chuyển đổi, người đại diện pháp lý và có đóng dấu đỏ. Bản in chuyển đổi của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý.
- In hóa đơn điện tử bản thể hiện: Có thể thực hiện không giới hạn số lần, bản thể hiện của hóa đơn điện tử không có giá trị pháp lý.

Doanh nghiệp có thể in hóa đơn điện tử để sử dụng cho một số nghiệp vụ.
3. Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice - đơn giản, thuận tiện, tối ưu
Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice của Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn là một trong những phần mềm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. E-invoice đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về nghiệp vụ theo yêu cầu của Tổng Cục Thuế.
Với giao diện đơn giản, thân thiện, các tính năng tiện lợi và dễ sử dụng, E-invoice được nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam tin tưởng và sử dụng. Không chỉ giúp Kế toán tạo lập, phát hành hóa đơn nhanh chóng trên phần mềm, E-invoice còn giúp Kế toán dễ dàng tra cứu và quản lý danh sách hóa đơn.

E-invoice - Phần mềm hóa đơn điện tử được nhiều doanh nghiệp tin dùng.
Kế toán có thể lấy hóa đơn bất cứ khi nào cần trên hệ thống lưu trữ. Các thông tin về hóa đơn và doanh nghiệp đều được bảo mật an toàn nhờ công nghệ Blockchain - công nghệ bảo mật dữ liệu hàng đầu hiện nay.
Ngoài ra, E-invoice còn dễ dàng tích hợp truyền dẫn dữ liệu từ các hệ thống của CRM, ERP, phần mềm kế toán và các phần mềm có sẵn tại doanh nghiệp. Nhờ vậy, phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong thực hiện nhiều nghiệp vụ khác như làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, quản lý công nợ,...
Trên đây là hướng dẫn cách lấy hóa đơn điện tử đơn giản, nhanh chóng trên phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice. Doanh nghiệp cần hướng dẫn thêm hoặc thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo số hotline: Miền Bắc: 1900 4767, Miền Nam/Trung: 1900 4768.
Doanh nghiệp cần lấy hóa đơn điện tử để phục vụ cho một số công việc khác thì phải làm thế nào? Dưới đây là cách lấy hóa đơn điện tử nhanh chóng.
Trong hai ngày 29 và 30/11/2016 vừa qua, Cục thuế Thành phố Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử tổ chức Hội nghị triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) cho gần 5000 doanh nghiệp trên địa bàn.
Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2018) thì trong hóa đơn điện tử có 10 nội dung sau đây:
Ngày 16/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Quyết định số 526/QĐ-BTC về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế cho một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Theo Quyết định này, phạm vi thực hiện Quyết định 1209/QĐ-BTC năm 2015 về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế (Quyết định 1209) được Bộ Tài chính mở rộng áp dụng cho một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thay vì chỉ được áp dụng tại Hà Nội và TP.HCM như giai đoạn trước.
Ngày 27/4/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 37/2017/TT-BTC sửa đổi bổ sung nhiều quy định về hóa đơn. Theo đó, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Ngày 31/10/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 176/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn. Theo đó, đáng chú ý là sẽ bãi bỏ mức phạt 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định.
Ngày 17/1/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn. Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 01 năm. Đối với hành vi vi phạm hành chính về hoá đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế là 5 năm.
Ngày 15/5/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 64/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Ngày 28/9/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 153/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Ngày 06/08/2015, Tổng cục thuế ban hành Quyết định 1445/QĐ-TCT về việc ban hành Quy trình thí điểm Quản lý Hóa đơn điện tử có mã xác thực của Cơ quan thuế gọi tắt là Hóa đơn xác thực.
Ngày 14/03/2011 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 32/2011/TT-BTC để hướng dẫn các bộ ban ngành liên quan và các doanh nghiệp về việc khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.