Hợp đồng kinh tế là gì? phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng

Ngày đăng: 09:16 - 08/02/2023 Lượt xem: 23086 Cỡ chữ

   Nền kinh tế thị trường đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh doanh trong mọi lĩnh vực. Ngày càng nhiều hợp đồng kinh tế được giao kết đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thành công cho các hợp tác làm ăn. Vậy hợp đồng kinh tế là gì và phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế như thế nào?

hợp đồng kinh tế 1

Tìm hiểu hợp đồng kinh tế là gì.

1. Hợp đồng kinh tế là gì

Theo pháp luật, hợp đồng được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Căn cứ theo mục đích ký kết hợp đồng hay các yếu tố nghĩa vụ của các bên tham gia… hợp đồng có thể phân làm nhiều loại khác nhau.

Hợp đồng kinh tế hay hợp đồng thương mại được phân theo mục đích giao kết hợp đồng. Các thỏa thuận trong hợp đồng liên quan đến mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ… nhằm mục đích sinh lợi. Có hiểu hợp đồng kinh tế như sau:

Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, trong đó nội dung thỏa thuận là các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các thỏa thuận khác có liên quan đến mục đích kinh doanh.

Hợp đồng kinh tế có thể ở các dạng hợp đồng như: Hợp đồng mua bán hàng hóa; hợp đồng hợp tác kinh doanh; hợp đồng gia công hàng hóa; ợp đồng dịch vụ; hợp đồng giao nhận thầu; hợp đồng môi giới; hợp đồng thuê tài sản; hợp đồng xây dựng; hợp đồng vận chuyển; hợp đồng chuyển giao công nghệ; hợp đồng đại lý;... Chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế thường là thương nhân (Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh).

Hợp đồng kinh tế phải tuân thủ pháp luật về hợp đồng, tuân thủ Luật thương mại và các văn bản pháp lý liên quan khác. Khi giao kết hợp đồng kinh tế các bên có thể thỏa thuận giao kết dưới dạng hợp đồng giấy hoặc sử dụng hợp đồng điện tử.

2. Nội dung chính của hợp đồng kinh tế 

Để hiểu rõ hơn về hợp đồng kinh tế là gì cần nắm rõ được các nội dung chính trong hợp đồng kinh tế. Nội dung hợp đồng được sử dụng làm căn cứ để xác định những trách nhiệm, quyền lợi của các bên tham gia giao kết. Nội dung càng chặt chẽ, đầy đủ thì việc triển khai thực hiện giao kết càng thuận lợi, tránh các tranh chấp và đảm bảo quyền lợi cho các bên. 

hợp đồng kinh tế 2

Nội dung của hợp đồng kinh tế.

2.1 Tìm hiểu nội dung chính của hợp đồng kinh tế làm rõ hợp đồng kinh tế là gì

Các bên tham gia giao kết hợp đồng kinh tế có quyền thỏa thuận nội dung của hợp đồng. Dưới đây là các nội dung chính của hợp đồng kinh tế giúp bạn dọc hiểu hơn về hợp đồng kinh tế là gì.

  • Tên hợp đồng: Ví dụ như Hợp đồng kinh tế; hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng; hợp đồng mua bán; hợp đồng dịch vụ…

  • Đối tượng của hợp đồng: Ví dụ: Vật liệu xây dựng; thực phẩm; quần áo thời trang; dịch vụ thẩm mỹ…

  • Số lượng, chất lượng: Tùy từng đối tượng cụ thể mà ta có tiêu thức về số lượng, chất lượng thường được quy định cụ thể trong hợp đồng kinh tế.

  • Giá, phương thức thanh toán: Trong giá cả và phương thức thanh toán sẽ nêu rõ sử dụng đồng tiền nào để thanh toán và thanh toán theo phương thức nào.

  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng: Ví dụ thời hạn thực hiện hợp đồng từ ngày… đến ngày… Địa điểm giao hàng tại… Phương thức thực hiện hợp đồng bàn giao theo tiến độ … Các nội dung được quy định càng chi tiết càng tránh được rủi ro.

  • Quyền, nghĩa vụ của các bên: Nội dung hợp đồng cần có điều khoản ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: gồm nội dung quy định việc phạt vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm.

  • Phương thức giải quyết tranh chấp: Là nội dung quan trọng trong hợp đồng kinh tế nhằm đảm bảo phương án giải quyết chung khi phát sinh tranh chấp.

Lưu ý: Mỗi loại hợp đồng kinh tế có thể được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật khác nhau. Trường hợp là hợp đồng kinh tế liên quan đến ngành nghề đặc thù sẽ ưu tiên thực hiện theo các văn bản Pháp luật đặc thù của ngành nghề đó.

Ví dụ: hợp đồng xây dựng phải có đủ nội dung theo Điều 141 Luật xây dựng 2020; hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có đủ nội dung theo Điều 28 Luật đầu tư 2020.

2.2 Điều kiện hợp đồng kinh tế có hiệu lực

Hợp đồng kinh tế cần ký kết một cách hợp pháp tuân thủ quy định của Pháp luật. Điều kiện hợp đồng kinh tế có hiệu lực gồm có:

  • Thứ nhất, các chủ thể giao kết hợp đồng kinh tế phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có đủ thẩm quyền đại diện ký kết hợp đồng.

  • Thứ hai, giao kết trên nguyên tắc tự nguyện, tự do ý chí, trung thực. Sự ép buộc, giả dối sẽ làm vô hiệu hợp đồng khi ký kết.

  • Thứ ba, Nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

3. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Do liên quan đến lợi ích kinh tế do đó khi thực hiện hợp đồng rất dễ dẫn đến giao tranh chấp. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế được sử dụng thường là:

(!)Tự thương lượng, hòa giải

(!!) Giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài.

(!!!) Giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Trong nội dung của hợp đồng kinh tế cần có các điều khoản quy định cụ thể về phương thức giải quyết tranh chấp. Các bên tham gia giao kết được tự do thỏa thuận lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế và phương thức giải quyết tranh chấp.

Thái Sơn cung cấp thông tin giải đáp về hợp đồng kinh tế là gì và phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục