Tên tổ chức chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính Phủ
Có rất nhiều các tổ chức chứng thực chữ ký số nhưng không phải ai cũng nắm rõ và phân biệt được các tổ chức này với nhau. Vậy tên tổ chức chứng thực chữ ký số chuyên dùng chính phủ là gì, có chức năng nhiệm vụ như thế nào?
Tên tổ chức chứng thực chữ ký số chuyên dùng chính phủ.
1. Tổ chức chứng thực chữ ký số chuyên dùng là tổ chức gì
Trước khi đi vào tìm hiểm tên tổ chức chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cần nắm rõ tổ chức chứng thực chữ ký số chuyên dùng là tổ chức gì. Căn cứ theo quy định tại Khoản 17, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số nêu rõ:
“Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động chuyên ngành hoặc lĩnh vực, có cùng tính chất hoạt động hoặc mục đích công việc và được liên kết với nhau thông qua điều lệ hoạt động hoặc văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ cấu tổ chức chung hoặc hình thức liên kết, hoạt động chung. Hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng không nhằm mục đích kinh doanh.”
Như vậy, có thể hiểu Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hoạt động của tổ chức không nhằm mục đích kinh doanh (Khác với Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng nhằm mục đích kinh doanh).
Bên cạnh đó, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng được phân ra thành 2 nhóm bao gồm:
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức.
Lưu ý: Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số theo quy định của pháp luật.
Theo quy định thì các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước nếu áp dụng chữ ký số thì phải sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp.
2. Tên tổ chức chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ
Căn cứ theo quy định tại Điều 4, Thông tư 185/2019/TT-BQP ngày 04/12/2019 thì tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có tên là Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
2.1 Tên tổ chức chứng thực chữ ký số chuyên dùng của chính phủ
Dưới đây là thông tin liên hệ chi tiết của tổ chức chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ:
Tên tổ chức chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ: Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin
Địa chỉ: Số 23 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại/Fax: 024.3773.8668
Địa chỉ thư điện tử: ca@bcy.gov.vn
Trang thông tin điện tử: http://ca.gov.vn
Mã định danh trao đổi văn bản điện tử: 000.05.07.G11
2.2 Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ
Căn cứ theo Điều 14, Thông tư 185/2019/TT-BQP ngày 04/12/2019 có quy định về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ gồm:
Một là: Đảm bảo an toàn tuyệt đối khóa bí mật của chứng thư số và xử lý các tình huống trong quá trình cung cấp và quản lý chứng thư số.
Hai là: Quản lý, vận hành hạ tầng kỹ thuật của hệ thống chứng thực chữ ký số, đảm bảo việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số được an toàn, liên tục.
Ba là: Cập nhật, lưu trữ đầy đủ, chính xác thông tin yêu cầu chứng thực theo quy định của pháp luật.
Bốn là: Đảm bảo kênh thông tin tiếp nhận các yêu cầu cấp, gia hạn, thay đổi nội dung thông tin, thu hồi chứng thư số, khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật; cập nhật và duy trì 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần các cơ sở dữ liệu trực tuyến về chính sách chứng thư số, các quy định về việc cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số, chứng thư số của Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, danh sách chứng thư số có hiệu lực, chứng thư số bị thu hồi và những thông tin cần thiết khác.
Năm là: Quản lý, vận hành, duy trì và tổ chức hướng dẫn các cơ quan, tổ chức sử dụng Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 55, Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Thực hiện quản lý, duy trì, vận hành hệ thống kỹ thuật để cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho các cơ quan Đảng và Nhà nước;
Tự cấp chứng thư số cho mình;
Lên kế hoạch xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về việc cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
Theo định kỳ hàng năm hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo và tổ chức tổng kết công tác quản lý, triển khai sử dụng chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước;
Được Nhà nước bố trí, đảm bảo nhân sự, kinh phí và trụ sở làm việc.
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các cơ quan cung cấp chữ ký số. Đồng thời là cơ quan đầu ngành thực hiện việc vận hành, quản lý và cung cấp chữ ký số an toàn hiệu quả cho các cá nhân, đơn vị Nhà Nước.
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp các dịch vụ gì?
Theo Điều 56, Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp các dịch vụ sau:
Tạo và phân phối các cặp khóa.
Cấp chứng thư số.
Gia hạn chứng thư số.
Thay đổi nội dung thông tin của chứng thư số.
Thu hồi chứng thư số.
Khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật.
Dịch vụ công bố và duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số.
Dịch vụ kiểm tra chứng thư số trực tuyến.
Cấp dấu thời gian.
Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Tổ chức chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính Phủ có đặc thù không cung cấp dịch vụ cho các thuê bao với mục đích kinh doanh. Do đó, các cá nhân, đơn vị ngoài nhà nước có nhu cầu sử dụng chữ ký số và với mục đích kinh doanh sẽ cần liên hệ với Tổ chức chứng thực chữ ký số công cộng để được hỗ trợ.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về tên tổ chức chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính Phủ và chức năng nhiệm vụ của tổ chức chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính Phủ. Các cá nhân, tổ chức cần lưu ý để phân biệt với tổ chức chứng thực chữ ký số công cộng.
Các tin tức liên quan:
Trong không khí rộn ràng của mùa xuân mới, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất tới Quý khách hàng, Quý đối tác một năm mới: Sức khỏe - Thành công - May mắn - Thịnh vượng.
Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn xin chân thành cảm ơn Quý khách hàng và Quý đối tác đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Chúc Quý khách hàng, Quý đối tác một năm mới hạnh phúc, an lành và thành công rực rỡ!
Tiệc tất niên 2024 – Mừng xuân Ất Tỵ 2025 là sự kiện thường niên của công ty PTCN Thái Sơn đã diễn ra thành công tốt đẹp trên khắp các chi nhánh cả nước. Đây cũng là dịp toàn thể cán bộ, nhân viên và gia đình cùng nhau nhìn lại những dấu ấn nổi bật, chia sẻ những khoảnh khắc ý nghĩa, đồng thời thắp sáng niềm tin và khát vọng cho một năm mới đầy hứa hẹn.
Hợp đồng chính và hợp đồng phụ là gì, khác nhau ở điểm gì và mối quan hệ như thế nào? Hợp đồng không chỉ là giao kết đơn thuần mà còn là căn cứ quan trọng xác lập và thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý giữa các bên. Trong đó, hợp đồng chính và hợp đồng phụ vẫn là khái niệm nhiều người chưa nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cụ thể nhất để bạn phân biệt được hai loại hợp đồng này.
Chuyển đổi số là xu thế không thể đảo ngược, diễn ra mạnh mẽ tạo nên sự thay đổi tích cực cho doanh nghiệp trong quá trình vận hành và phát triển. Song hành cùng đó là vấn đề đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu trong không gian số, đặt ra bài toán về công tác đảm bảo an toàn thông tin, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Từ ngày 01/07/2025, một trong những thay đổi quan trọng trong hệ thống BHXH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp là việc thực hiện thay đổi lịch nộp tiền BHXH từ năm 2015 và thời gian phạt chậm nộp BHXH
Dịch vụ chứng thực chữ ký số E-CA của Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn được Trung tâm chứng thực điện tử Quốc gia (NEAC) của Bộ Thông tin và truyền thông chứng nhận là “Top 5 CA có chất lượng dịch vụ tốt nhất năm 2024” và là đơn vị “CA tuân thủ pháp lý tốt nhất năm 2024”.
Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn xin trân trọng cảm ơn Quý khách hàng vì đã tin tưởng lựa chọn và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty trong suốt thời gian qua.
Đáo hạn là thuật ngữ đặc thù được sử dụng phổ biến trong hoạt động tài chính ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm. Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn cần tìm hiểu khái niệm đáo hạn, quy định và thủ tục đáo hạn như thế nào? Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về đáo hạn ngân hàng.
Hợp đồng giao khoán là một trong những loại hợp đồng quan trọng trong các hoạt động kinh doanh và lao động. Đây là công cụ giúp quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện công việc, đảm bảo quá trình làm việc được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về hợp đồng giao khoán, nội dung và quy trình thanh lý hợp đồng.
Việc xử lý hợp đồng lao động bị vô hiệu được quy định tại Điều 51, Bộ Luật lao động 2019 và được Chính phủ hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các trường hợp dẫn đến hợp đồng lao động vô hiệu và hệ quả của nó.
Trong các giao dịch thương mại, không phải lúc nào các bên tham gia hợp đồng cũng tuân thủ đầy đủ các thỏa thuận, dẫn đến những vi phạm hợp đồng. Để xử lý những vi phạm này, pháp luật thương mại đã quy định nhiều chế tài khác nhau, trong đó phạt vi phạm hợp đồng thương mại là một biện pháp phổ biến. Bài viết này sẽ phân tích quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại theo Luật thương mại mới nhất và mối quan hệ của nó với các chế tài khác.