Vi phạm hợp đồng dân sự phạt bao nhiêu tiền - Tư vấn 2023

Ngày đăng: 09:28 - 03/02/2023 Lượt xem: 9979 Cỡ chữ

   Vi phạm hợp đồng dân sự có thể gây ra thiệt hại cho một hoặc các bên tham gia giao kết hợp đồng. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các bên, trong nội dung hợp đồng cần có các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng cụ thể.

vi phạm 1

Vi phạm hợp đồng dân sự. 

1. Hợp đồng dân sự là gì

Theo Điều 388, Bộ luật lao động 2005 ban hành ngày 14/6/2005 quy định về khái niệm hợp đồng dân cụ thể như sau:

“Điều 388. Khái niệm hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Tuy nhiên hiện nay Bộ luật dân sự 2005 đã hết hiệu lực theo đó khái niệm hợp đồng dân sự này không còn được sử dụng. 

Thay thế cho Bộ luật dân sự 2005 là Bộ luật dân sự 2015 (chính thức có hiệu lực từ 1/1/2017 đến nay). Theo Bộ luật dân sự 2015 khái niệm hợp đồng dân sự đã được thay thế bằng khái niệm hợp đồng. Cụ thể tại Điều 385, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Điều 385. Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Có thể thấy khái niệm hợp đồng dân sự trước đây và khái niệm hợp đồng hiện nay mang nghĩa thống nhất. Có thể hiểu hợp đồng dân sự chính là hợp đồng và là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự.

Hợp đồng dân sự được ký kết theo đúng quy định của Pháp luật về hợp đồng và các văn bản pháp lý liên quan được Pháp luật bảo vệ. Mọi vi phạm về hợp đồng dân sự sẽ được xử lý theo thỏa thuận giữa các bên và theo quy định của pháp luật.

2. Vi phạm hợp đồng dân sự bị phạt bao nhiêu tiền

Vi phạm hợp đồng dân sự là gì và vi phạm hợp đồng dân sự bị phạt bao nhiêu tiền được nhiều người lao động quan tâm. Việc nắm rõ mức phạt vi phạm hợp đồng sẽ giúp các bên tránh được rủi ro.

vi phạm 2

Mức phạt vi phạm hợp đồng dân sự theo quy định Pháp luật.

2.1 Hành vi vi phạm hợp đồng dân sự 

Tại các văn bản pháp luật hiện hành không có định nghĩa về vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên thông qua cách sử dụng thuật ngữ vi phạm hợp đồng tại Bộ luật lao động 2005, có thể hiểu vi phạm hợp đồng là hành vi một hoặc các bên tham gia giao kết hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ những nghĩa vụ theo hợp đồng quy định. Trường hợp vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, bên vi phạm có thể bị phạt vi phạm và đền bù thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra.

Lưu ý: Hành vi vi phạm hợp đồng chỉ xảy ra khi hợp đồng được giao kết hợp pháp và đã có hiệu lực pháp luật. 

2.2 Mức phạt vi phạm hợp đồng dân sự

Có thể nhiều trường hợp nắm rất rõ về hành vi vi phạm hợp đồng dân sự nhưng không phải ai cũng nắm được mức phạt vi phạm hợp đồng dân sự. Trên thực tế thì không có mức phạt cố định cho hành vi vi phạm hợp đồng dân sự, mức phạt vi phạm hợp đồng dân sự sẽ do các bên thỏa thuận với nhau và tuân theo quy định của Bộ luật dân sự.

Cụ thể, tại Điều 418, Bộ luật lao động 2015 quy định về thỏa thuận phạt hợp đồng lao động như sau:

“Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm

(1). Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

(2). Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

(3). Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”

Như vậy, mức phạt vi phạm hợp đồng dân sự sẽ do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Mức phạt sẽ được áp dụng theo các luật liên quan. 

Ví dụ: 

Theo Điều 301, Luật Thương mại năm 2005 quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại như sau:

“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”

Theo quy định Điều 146, Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm như sau:

“Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.”

Như vậy, Thái Sơn đã chia sẻ thông tin các bên trước khi giao kết cần lưu ý nội dung xử phạt vi phạm hợp đồng dân sự. Mức phạt cần được thỏa thuận rõ ràng cùng với các điều khoản bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm. Tính toán kỹ lưỡng mức phạt đảm bảo không vượt quá mức phạt tối đa đối với từng loại hợp đồng mà Pháp luật đã quy định.

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục