Hợp đồng EPC: 6 điều cơ bản nhà thầu cần biết đừng bỏ lỡ

Ngày đăng: 11:28 - 16/09/2024 Lượt xem: 2007 Cỡ chữ

Là một phương thức quản lý mới trong quá trình đầu tư xây dựng, hợp đồng EPC không còn xa lạ đối với các nhà thầu. Việc áp dụng hợp đồng EPC mang lại nhiều lợi ích đối với các nhà thầu trong việc giảm bớt gánh nặng chi phí, nhân lực, quản lý dự án. Trước khi ký kết hợp đồng này, nhà thầu cần lưu ý 6 vấn đề quan trọng dưới đây.

1. Hợp đồng EPC là gì, áp dụng trong trường hợp nào?

Khái niệm hợp đồng EPC.

EPC thực chất là viết tắt của 3 từ tiếng Anh là Engineering, Procurement và Construction. Trong đó nghĩa của 3 từ như sau:

  • Engineering: thiết kế

  • Procurement: mua sắm cung ứng vật tư hay cung cấp thiết bị công nghệ

  • Construction: thi công xây dựng công trình.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 37/2015/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Điểm d, Khoản 2, Điều 1, Nghị định 50/2021/NĐ-CP, hợp đồng EPC (Hợp đồng thiết kế, mua sắm cung ứng vật tư/thiết bị, thi công xây dựng công trình) là loại hợp đồng để thực hiện toàn bộ các công đoạn từ thiết kế, mua sắm các thiết bị, vật tư đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử, nghiệm thu, bàn giao cho bên giao thầu. 

Hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế - mua sắm thiết bị, vật tư và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng.
Hợp đồng EPC thường được ưu tiên áp dụng đối với các dự án có mức độ phức tạp, yêu cầu cao về công nghệ kỹ thuật, đồng thời đòi hỏi tuân thủ chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất từ thiết kế đến khâu cung cấp thiết bị, thi công và đào tạo, chuyển giao công nghệ.

Trước khi áp dụng hợp đồng EPC, nhà thầu phải đánh giá cụ thể yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, rút ngắn thời gian thực hiện dự án, đảm bảo đồng bộ từ khâu thiết kế, cung cấp thiết bị cho đến khâu thi công, đào tạo vận hành và chuyển giao công trình nhằm đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu của dự án được phê duyệt, đồng thời đảm bảo chặt chẽ tính khả thi của hợp đồng EPC so với các loại hợp đồng khác.

2. Hiệu lực của hợp đồng EPC

Căn cứ theo Điều 139, Luật Xây dựng 50/2014/QH13, hợp đồng EPC có hiệu lực khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

  • Người tham gia ký kết hợp đồng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

  • Hợp đồng được ký kết dựa trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng và hợp tác, không vi phạm pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.

  • Bên nhận thầu phải đảm bảo năng lực hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định.

Lưu ý: Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng EPC được xác định là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

3. Những nội dung cần thỏa thuận trước khi ký kết hợp đồng EPC

Lưu ý trước khi ký kết hợp đồng EPC.

Căn cứ theo Điều 4, Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 3, Điều 1, Nghị định 50/2021/NĐ-CP, trước khi ký kết hợp đồng EPC, các bên cần lưu ý thỏa thuận rõ ràng các nội dung sau:

  • Phạm vi công việc dự kiến theo hợp đồng.

  • Vị trí thực hiện thi công, hướng tuyến của công trình, loại hoặc cấp của công trình; quy mô hoặc công suất, phương án lựa chọn, năng lực khai thác sử dụng.

  • Yêu cầu về thông số ban đầu của công trình, yêu cầu chi tiết về thiết kế xây dựng.

  • Thông tin về tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, địa chất thủy văn, địa chất công trình, thủy văn nơi khởi công xây dựng.

  • Phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị và thương mại, xuất xứ thiết bị, sản phẩm, các giải pháp công nghệ kết nối thích ứng với các hệ thống kỹ thuật hiện hữu.

  • Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài phạm vi công trình, các giải pháp phòng chống cháy nổ.

  • Giải pháp xây dựng, nguyên vật liệu sử dụng chủ yếu để thi công.

  • Yêu cầu quản lý chất lượng công trình, vận hành, chạy thử, bảo hành và bảo trì công trình.

  • Giải pháp về mặt bằng, kiến trúc, mặt cắt, mặt đúng, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng thuộc phạm vi gói thầu.

  • Chỉ dẫn kỹ thuật đối với vật tư, thiết bị, dịch vụ kỹ thuật, quy trình vận hành từng phần và toàn bộ công trình thuộc phạm vi gói thầu EPC.

  • Danh mục và mức độ, phạm vi áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được sử dụng trong thiết kế, cung cấp các thiết bị và thi công xây dựng công trình.

  • Yêu cầu về bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các vấn đề liên quan.

  • Yêu cầu liên quan đến các thủ tục phê duyệt, số lượng các loại tài liệu, hồ sơ và mốc thời gian phải nộp cho bên giao thầu.

  • Kế hoạch và tiến độ thực hiện, các mốc, giai đoạn hoàn thành công trình, hạng mục công trình.

  • Phân định trách nhiệm giữa bên nhận thầu, bên giao thầu về các vấn đề như cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông nội bộ, các dịch vụ khác có sẵn trên công trường, xử lý giao diện giữa các gói thầu thuộc cùng một dự án xây dựng.

4. Tạm dừng và chấm dứt hợp đồng EPC

Theo quy định tại Điều 145, Luật Xây dựng năm 2014, các bên tham gia hợp đồng EPC có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng EPC trong các trường hợp:

  • Đối với bên giao thầu: Khi bên nhận thầu không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động, tiến độ thực hiện hợp đồng.

  • Đối với bên nhận thầu: Khi bên giao thầu vi phạm các thỏa thuận về thanh toán.

Về việc chấm dứt hợp đồng, bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp:

  • Bên nhận thầu giải thể, phá sản.

  • Bên nhận thầu từ chối, liên tục không thực hiện công việc, vi phạm tiến độ công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp:

  • Bên giao thầu giải thể, phá sản.

  • Nguyên nhân từ bên giao thầu dẫn đến công việc bị dừng liên tục vượt quá thời hạn thỏa thuận của các bên.

  • Bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu vượt quá thời hạn thỏa thuận tính từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ.

Lưu ý: Trước khi một bên thực tạm dừng, chấm dứt thực hiện hợp đồng EPC thì phải thông báo cho bên kia bằng văn bản nêu rõ lý do tạm dừng, chấm dứt hợp đồng; trường hợp không thông báo mà gây thiệt hại cho bên còn lại thì phải bồi thường thiệt hại.

5. Mẫu hợp đồng EPC

Mẫu hợp đồng EPC được sử dụng hiện nay là mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD:

Mẫu hợp đồng EPC.

Trên đây ThaisonSoft đã cung cấp 5 điều quan trọng về hợp đồng EPC. Trước khi ký kết loại hợp đồng này, nhà thầu cần nắm vững khái niệm, phạm vi áp dụng, hiệu lực, các nội dung cần thỏa thuận,... để tiến hành thương thảo và xây dựng hợp đồng đảm  bảo cho việc thi công công trình thuận lợi.

Tin tức cùng chuyên mục