Cách xử lý các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu
Việc xử lý hợp đồng lao động bị vô hiệu được quy định tại Điều 51, Bộ Luật lao động 2019 và được Chính phủ hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các trường hợp dẫn đến hợp đồng lao động vô hiệu và hệ quả của nó.
1. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần và toàn bộ khi nào?
Căn cứ Điều 49, Bộ Luật lao động 2019, hợp đồng lao động có thể bị vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần khi:
- Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Người giao kết hợp đồng không có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động hoặc vi phạm nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác hay trung thực trong giao kết hợp đồng lao động.
- Công việc mà các bên giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm.
- Vi phạm pháp luật toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động.
- Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần: Khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không làm các phần còn lại của hợp đồng bị ảnh hưởng.
Hệ quả của hợp đồng lao động bị vô hiệu toàn bộ
2. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ
2.1 Trường hợp người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động.
Quy định về việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động dựa trên Điều 10, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP như sau:
a) Trường hợp ký lại hợp đồng lao động
Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người sử dụng lao động và người lao động ký lại hợp đồng lao động.
Khi đó, quyền và nghĩa vụ cùng lợi ích của người lao động tính từ thời điểm bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu đến khi hợp đồng lao động được ký lại, cụ thể:
- Quyền và lợi ích được tính theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu trong trường hợp quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng thấp hơn quy định của thỏa ước lao động tập thể, hay pháp luật hiện hành.
- Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thực hiện theo Khoản 2, Điều 9 của Nghị định này.
- Về thời gian lao động, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị vô hiệu vẫn được tính là thời gian làm việc của người lao động, làm căn cứ thực hiện các chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
b) Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động:
- Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.
- Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
- Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8, Nghị định này.
2.2 Trường hợp toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động bị pháp luật cấm.
Theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, trình tự xử lý hợp đồng lao động bị vô hiệu toàn bộ do công việc đã giao kết trong hợp đồng bị pháp luật cấm hoặc toàn bộ nội dung trong hợp đồng vi phạm pháp luật như sau:
a) Trường hợp các bên ký lại hợp đồng mới
- Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động mới theo đúng quy định của pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi giao kết hợp đồng lao động mới thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 10 Nghị định này.
b) Trường hợp hai bên không giao kết hợp đồng lao động mới
- Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
- Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo Khoản 2 Điều này;
- Người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng cứ mỗi năm làm việc ít nhất bằng một tháng lương tối thiểu vùng theo tháng áp dụng đối với địa bàn người lao động làm việc do Chính phủ quy định tại thời điểm quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Thời gian làm việc của người lao động để tính trợ cấp là thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu xác định theo Điểm a, Khoản 3, Điều 8, Nghị định này;
- Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc đối với các hợp đồng lao động trước hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này, nếu có.
Hệ quả của hợp đồng lao động bị vô hiệu từng phần
3. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
Tại Điều 9, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần như sau:
3.1 Trường hợp các bên sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng
- Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong thời gian từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi hợp đồng lao động được sửa đổi, bổ sung thì được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Nếu hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên phải thỏa thuận lại mức lương cho đúng quy định và người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận lại so với tiền lương trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để hoàn trả cho người lao động tương ứng với thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu.
3.2 Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng
- Các bên tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động.
- Quyền lợi và nghĩa vụ cũng như lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều này;
- Đơn vị sử dụng lao động giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động.
- Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
Trên đây ThaisonSoft cung cấp các quy định cụ thể về việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo từng trường hợp. Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Dương Nguyễn
Các tin tức liên quan:
Từ ngày 1/1/2025, Nghị định số 02/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm y tế
Kính gửi Quý khách hàng, Quý đối tác! Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn trân trọng thông báo đến Quý khách hàng, đối tác về lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 như sau
Hiện nay, người tham gia bảo hiểm xã hội đã có thể cập nhật căn cước công dân trên vssid tại nhà mà không cần ra cơ quan bảo hiểm xã hội để làm thủ tục thay đổi thông tin căn cước.
Hậu quả pháp lý của đình chỉ hợp đồng như thế nào? Đình chỉ hợp đồng hay hủy bỏ hợp đồng là một trong những chế tài nghiêm khắc được áp dụng đối với những vấn đề vi phạm của hợp đồng. Khi giao kết hợp đồng, nắm được các chế tài này cũng là điều quan trọng để đảm bảo quyền lợi.
Người lao động ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động được tham gia đóng BHXH bắt buộc. Tuy nhiên nếu hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng thì không được đóng.
Quy trình quản lý hợp đồng như thế nào hiệu quả, tối ưu, tiết kiệm thời gian và chi phí? Đây là vấn đề hầu hết các doanh nghiệp quan tâm, quản lý hợp đồng tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tra cứu thông tin hợp đồng.
Giải quyết tranh chấp lao động là vấn đề ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Liên quan trực tiếp đến tiền lương, thu nhập và hợp đồng lao động, cả người lao động và người sử dụng lao động đều cần nắm được các quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, góp phần ổn định của quan hệ lao động.
Ngày 01/11/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện với nhóm người làm việc không theo hợp đồng lao động.
Trong không khí rộn ràng của mùa xuân mới, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất tới Quý khách hàng, Quý đối tác một năm mới: Sức khỏe - Thành công - May mắn - Thịnh vượng.
Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn xin chân thành cảm ơn Quý khách hàng và Quý đối tác đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Chúc Quý khách hàng, Quý đối tác một năm mới hạnh phúc, an lành và thành công rực rỡ!
Tiệc tất niên 2024 – Mừng xuân Ất Tỵ 2025 là sự kiện thường niên của công ty PTCN Thái Sơn đã diễn ra thành công tốt đẹp trên khắp các chi nhánh cả nước. Đây cũng là dịp toàn thể cán bộ, nhân viên và gia đình cùng nhau nhìn lại những dấu ấn nổi bật, chia sẻ những khoảnh khắc ý nghĩa, đồng thời thắp sáng niềm tin và khát vọng cho một năm mới đầy hứa hẹn.
Hợp đồng chính và hợp đồng phụ là gì, khác nhau ở điểm gì và mối quan hệ như thế nào? Hợp đồng không chỉ là giao kết đơn thuần mà còn là căn cứ quan trọng xác lập và thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý giữa các bên. Trong đó, hợp đồng chính và hợp đồng phụ vẫn là khái niệm nhiều người chưa nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cụ thể nhất để bạn phân biệt được hai loại hợp đồng này.