Chế độ khi bị buộc thôi việc đối với người lao động
Chế độ khi bị buộc thôi việc đối với người lao động gồm những gì? Mặc dù bị thôi việc là một trong những mức xử lý kỷ luật cao nhất của đơn vị, doanh nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật vẫn có những chế độ nhất định cho người lao động trong trường hợp này mà nhiều lao động không biết hoặc bỏ qua quyền lợi của mình.
Chế độ khi bị buộc thôi việc.
1. Các trường hợp người lao động bị buộc thôi việc
Có rất nhiều các trường hợp mà đơn vị, doanh nghiệp áp dụng hình thức buộc thôi việc (hay sa thải) đối với người lao động (NLĐ). Trường hợp buộc thôi việc đối với công chức, viên chức hay NLĐ tại doanh nghiệp sẽ khác nhau.
1.1 Một số trường hợp buộc thôi việc của công chức, viên chức
Một số trường hợp công chức có hành vi vi phạm bị buộc thôi việc như:
-
Tái phạm hành vi vi phạm mà đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức/ viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương
-
Công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
-
Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
-
Có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc nghiện ma túy;
-
Công chức/ viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công.
-
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.
1.2 Một số trường hợp buộc thôi việc của người lao động tại doanh nghiệp
Tại Điều 125, Bộ luật lao động 2019 ban hành ngày 20/11/2019 quy định hình thức xử lý buộc thôi việc (kỷ luật sa thải) được người sử dụng lao động áp dụng trong các trường hợp:
-
Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
-
Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ… gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc
-
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
-
Tái phạm hành vi vi phạm trước đó mà đã bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức;
-
Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày sẽ bị buộc thôi việc.
-
NLĐ tự ý bỏ việc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đán
2. Chế độ khi bị buộc thôi việc đối với người lao động
Trong trường hợp bị thôi việc người lao động vẫn có thể được hưởng các chế độ sau nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Nhận trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
2.1 Chế độ nhận trợ cấp thất nghiệp
Để được nhận trợ cấp thất nghiệp người lao động bị buộc thôi việc sẽ phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điều 49, Luật việc Làm gồm có:
-
Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Hoặc đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động;
-
Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định;
-
Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trừ các trường hợp: chết, bị tạm giam, đi học trên 12 tháng, đi nghĩa vụ quân sự/ nghĩa vụ công an, đưa vào trường giáo dưỡng.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được tính bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Tuy nhiên mức hưởng này tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2.2 Chế độ được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề
Bên cạnh việc nhận trợ cấp thất nghiệp người lao động đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 43, Luật Việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.
Người lao động bị buộc thôi việc còn có thể được hỗ trợ học nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 55, Luật Việc làm. Cụ thể:
-
Thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 43 của Luật Việc làm
-
NLĐ có đủ các điều kiện gồm: đã chấm dứt HĐLĐ, đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN.
2.3 Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Bên cạnh việc có thể nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp thì NLĐ bị buộc thôi việc còn được hưởng các quyền lợi theo quy định của Điều 47, Bộ luật lao động 2019. Theo đó, sau khi chấm dứt hợp đồng với NLĐ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm sau:
-
Trong thời hạn 14 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của NLĐ. Trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
-
Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
-
Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Chế độ khi bị buộc thôi việc đối với người lao động bị thôi việc đa số sẽ đến từ việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động khi bị buộc thôi việc cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi của mình và trong thời gian chưa tìm được công việc mới có thể làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Các tin tức liên quan:
Chữ ký số trở thành công cụ không thể thiếu giúp doanh nghiệp thực hiện giao dịch điện tử đảm bảo tính an toàn và giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử. Cùng với vai trò quan trọng này việc lựa chọn chữ ký số cũng phải cẩn thận và có vai trò quan trọng không kém.
Chữ ký điện tử và chữ ký số là hai khái niệm khác nhau mà rất nhiều người dùng nhầm lẫn và đồng nhất là một. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số rõ hơn. Tham khảo bài viết ngay sau đây để có thêm thông tin hữu ích nhé.
Sau khi đăng ký thành công dịch vụ chữ ký số với nhà cung cấp, để sử dụng người dùng bắt buộc thực hiện cài đặt chữ ký số trên thiết bị làm việc của mình. Vậy cài đặt chữ ký số như thế nào?
21 năm xây dựng và phát triển, khẳng định thương hiệu Thái Sơn trên bản đồ doanh nghiệp phần mềm Việt Nam. 21 năm sát cánh cùng Qúy khách hàng, đối tác, chung vai cùng tập thể cán bộ Thái Sơn, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mục tiêu “Hết lòng vì sự thành công của khách hàng”.
Hợp đồng khoán việc là văn bản pháp lý khá phổ biến trong lĩnh vực xây dựng và gia công may mặc. Đặc điểm của hợp đồng khoán việc là gì? Người ký hợp đồng khoán việc có bắt buộc tham gia BHXH không? Dưới đây là tổng hợp một số quy định về loại hợp đồng này và mẫu hợp đồng theo quy chuẩn mới nhất cập nhật 2023.
Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, chữ ký số đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số. Vậy đơn vị nào cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín tại Hà Nội?
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là văn bản pháp lý quan trọng khi các bên tham gia đã hoàn thành và chấm dứt hợp đồng theo đúng quy định. Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng đầy đủ, chính xác nhất gồm những nội dung gì?
Phụ lục hợp đồng thường đi kèm với hợp đồng nhằm quy định chi tiết một số điều khoản trong hợp đồng. Vậy phụ lục hợp đồng là gì? Trường hợp nào phải ký phụ lục hợp đồng? Được phép ký phụ lục hợp đồng bao nhiêu lần? Bài viết dưới đây của iContract sẽ giải đáp thắc mắc của quý độc giả.
Hợp đồng điện tử và chữ ký số được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Để làm rõ hợp đồng điện tử và chữ ký số có thực sự cần thiết đối với doanh nghiệp hiện nay hay không cần phân tích và hiểu rõ vai trò và lợi ích của hợp đồng điện tử và chữ ký số.
Trước xu thế chuyển đổi số mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu về tính đơn giản hóa thủ tục thuế thu nhập cá nhân (TNCN). ECN – Chứng từ khấu trừ thuế TNCN Thái Sơn giúp DN thực hiện nghiệp vụ kế toán, quản lý chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo đúng quy định pháp luật.
Hợp đồng lao động là văn bản pháp lý quan trọng để giải quyết quyền lợi của các bên khi xảy ra tranh chấp. Hợp đồng lao động có thời hạn và hợp đồng lao động không thời hạn là hai loại hợp đồng phổ biến nhất hiện nay. Khi lý hợp đồng lao động không thời hạn, người lao động cần lưu ý gì?