Hợp đồng thử việc theo quy định của Bộ luật Lao động

Ngày đăng: 11:08 - 09/05/2023 Lượt xem: 4180 Cỡ chữ

 Hợp đồng thử việc đảm bảo cho người lao động được hưởng những quyền lợi nhất định khi chưa có hợp đồng chính thức. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng nắm rõ về những quy định của hợp đồng thử việc và lợi ích của hợp đồng thử việc mang lại. Để hiểu rõ hơn về hợp đồng thử việc, bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây!

Hợp đồng thử việc đảm bảo quyền lợi cho NLĐ khi chưa làm chính thức.

1. Hợp đồng thử việc là gì?

Mặc dù chưa có định nghĩa cụ thể, tuy nhiên Hợp đồng thử việc đã được quy định tại Điều 24, Bộ luật Lao động 2019 với nội dung sau: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.”

Lưu ý: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 24, Bộ luật Lao động 2019, không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thay.

2. Thời hạn trong hợp đồng thử việc

Bộ luật Lao động 2019 quy định chi tiết về thời gian thử việc.

Căn cứ vào Điều 25, Bộ luật Lao động 2019 đã đưa ra quy định về thời gian thử việc. Thời gian thử việc sẽ tự do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

+ Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

+ Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

+ Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

+ Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

3. Mức lương thử việc

Quy định về tiền lương thử việc đối với người lao động.

4. Các vấn đề cần lưu ý về thử việc

Có rất nhiều thắc mắc mà người lao động cần giải đáp khi ký kết hợp đồng lao động như: Khi kết thúc hợp đồng lao động, các bên phải làm gì? Người lao động có được thử việc nhiều lần không?

4.1. Kết thúc thời hạn thử việc

Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Cụ thể như sau:

+ Nếu thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

+ Nếu thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

Lưu ý: Trong thời gian thử việc, cả hai bên đều có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

4.2. Thử việc nhiều lần

Căn cứ theo Điều 25, Bộ luật Lao động 2019 quy định chỉ được thử việc một lần đối với một công việc. Trước đây, có nhiều NSDLĐ mong muốn thử việc NLĐ lần hai hoặc nhiều lần hơn. Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp NLĐ làm đồng thời 02 loại công việc/vị trí khác nhau cho NSDLĐ, thử việc quá một lần đối với cùng một công việc là vi phạm pháp luật lao động và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

>>> Xem thêm: Hợp đồng điện tử, phần mềm hợp đồng điện tử.

Đối với trường hợp NLĐ hết thời gian thử việc mà vẫn không đạt yêu cầu của vị trí việc làm thì NSDLĐ vẫn có thể yêu cầu ký hợp đồng thử việc với các công việc khác mà NLĐ chưa làm thử. Dù được phép ký nhiều hợp đồng thử việc dành cho nhiều vị trí khác nhau nhưng NSDLĐ vẫn cần đảm bảo về thời gian thử việc đối với từng công việc theo quy định nêu trên.

Trên đây là thông tin về hợp đồng thử việc mà bên doanh nghiệp, đơn vị và cá nhân khi giao kết hợp đồng cần nắm được. Việc ký kết hợp đồng thử việc giúp bảo vệ quyền lợi cho cả hai và trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ của hai bên. Ngoài ra, đây cũng là một văn bản có tính pháp lý cao là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục