Luật hợp đồng thương mại năm 2024: Những điều lưu ý khi giao kết hợp đồng

Ngày đăng: 09:24 - 16/08/2024 Lượt xem: 1894 Cỡ chữ

Luật hợp đồng thương mại bao gồm những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Đây là căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân áp dụng khi thực hiện giao kết hợp đồng. Khái niệm, những nguyên tắc cơ bản, đặc điểm pháp lý, điều kiện có hiệu lực,... là những nội dung quan trọng cần nắm được khi ký kết hợp đồng thương mại.

1. Hợp đồng thương mại là gì?

Khái niệm hợp đồng thương mại.

Căn cứ theo Khoản 1, 2, 3, Luật Thương mại năm 2005, hợp đồng thương mại được hiểu là thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân với thương nhân hoặc thương nhân với các bên liên quan nhằm mục đích xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động thương mại, bao gồm:

  • Hoạt động nhằm mục đích sinh lời: Mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, xúc tiến thương mại, đầu tư,...

  • Hàng hóa gồm:

  • Động sản, gồm cả các động sản hình thành trong tương lai.

  • Những vật gắn liền với đất đai.

  • Thói quen trong hoạt động thương mại: Gồm các quy tắc ứng xử có nội dung rõ ràng, được hình thành và lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài giữa các bên, được mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong hợp đồng.

2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng thương mại

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng thương mại.

Hợp đồng thương mại có một số đặc điểm pháp lý đặc trưng về chủ thể, đối tượng hợp đồng, hình thức hợp đồng:

Về thủ thể

Chủ thể của hợp đồng thương mại là thương nhân, gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và hoạt động độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh. Thương nhân trong hợp đồng thương mại có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân quốc tế (đối với hợp đồng thương mại quốc tế (đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế).

Lưu ý: Một số trường hợp đặc biệt mà pháp luật có quy định, chủ thể của hợp đồng thương mại có thể không phải là thương nhân.

Về đối tượng hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa hoặc dịch vụ. Một số trường hợp đặc biệt, đối tượng của hợp đồng thương mại có thể không phải là hàng hóa, dịch vụ, ví dụ như hợp đồng cộng tác kinh doanh, hợp đồng đối tác công tư,... Đối tượng của các loại hợp đồng này là một hoạt động mang tính chất tổ chức.

Về hình thức hợp đồng

Hình thức hợp đồng thương mại có thể được thiết lập bằng hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các chủ thể giao kết. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp trong hoạt động thương mại (những vấn đề tranh chấp liên quan đến quyền lợi) và những yêu cầu chặt chẽ trong nội dung của hợp đồng mà pháp luật quy định phần lớn hợp đồng thương mại bắt buộc phải được ký kết dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

3. Các nguyên tắc cơ bản trong hợp đồng thương mại

6 nguyên tắc cơ bản trong hợp đồng thương mại.

6 nguyên tắc cơ bản trong hợp đồng thương mại được quy định lần lượt từ Điều 10 đến Điều 15, Luật Thương mại năm 2005:

Nguyên tắc 1: Bình đẳng trước pháp luật

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại được quy định tại Điều 10, Luật Thương mại năm 2005:

Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.

Nguyên tắc 2: Tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại

Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại được quy định tại Điều 11, Luật Thương mại năm 2005, cụ thể:

  • Các chủ thể tham gia hợp đồng thương mại có quyền tự do thỏa thuận vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Quyền lợi của các bên trong hợp đồng được nhà nước bảo hộ.

  • Các bên hoàn toàn tự nguyện tham gia và giao kết hợp đồng không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, ép buộc, đe doạ, ngăn cản bên nào.

Nguyên tắc 3: Áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên

Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên được quy định tại Điều 12, Luật Thương mại năm 2005: 

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng phải đảm bảo không vi phạm pháp luật.

Nguyên tắc 4: Áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại

Căn cứ theo Điều 13, Luật Thương mại năm 2005, trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng và không có thói quen thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc trong luật này và Bộ Luật dân sự.


>>> Xem thêm: Phần mềm hợp đồng điện tử; hợp đồng điện tử.

Nguyên tắc 5: Bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng

Căn cứ theo Điều 14, Luật Thương mại năm 2005: 

  • Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.

  • Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu toàn bộ trách nhiệm về tính hợp pháp, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh

Nguyên tắc 6: Thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại

Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại được quy định tại Điều 15, Luật Thương mại năm 2005:

Các thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật hợp pháp thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng thương mại có hiệu lực nếu đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Chủ thể tham gia hợp đồng phải có đầy đủ năng lực chủ thể.

  • Đại diện của các bên giao kết hợp đồng phải là người đại diện hợp pháp theo quy định pháp luật.

  • Hình thức của hợp đồng phải tuân thủ với các quy định của pháp luật.

  • Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.

  • Hợp đồng được giao kết phải được giao kết dựa trên nguyên tắc tự nguyện.

Trên đây ThaisonSoft cung cấp một số nội dung cần lưu ý trong Luật hợp đồng thương mại. Hợp đồng thương mại là một trong những hình thức hợp đồng phổ biến nhất, các tổ chức, cá nhân cần nắm được đặc trưng cơ bản về chủ thể, hình thức, đối tượng và các nguyên tắc để giao kết hợp đồng đúng quy định pháp luật.

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục