Mẫu hợp đồng gia công may mặc thông dụng nhất
Hợp đồng gia công may mặc là loại hợp đồng phổ biến trong các hoạt động thương mại hiện nay. Theo đó, bên đặt gia công và bên nhận gia công sẽ ký kết hợp đồng để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo đúng thỏa thuận. Dưới đây là một số quy định quan trọng về mẫu hợp đồng này.
1. Hợp đồng gia công may mặc là gì?
Hợp đồng gia công là văn bản thỏa thuận giữa các bên, trong đó, bên nhận gia công sẽ thực hiện công việc tạo ra sản phẩm theo yêu cầu về số lượng và chất lượng của bên đặt gia công. Ngược lại, bên đặt gia công sẽ nhận sản phẩm theo hợp đồng và thanh toán tiền gia công.
Hợp đồng gia công may mặc là một loại hợp đồng gia công sản phẩm.
Theo quy định tại Điều 180, Luật thương mại 2005, hàng hóa gia công phải đáp ứng yêu cầu sau:
Không thuộc loại hàng hóa bị cấm kinh doanh: Các chất ma túy, hóa chất khoáng vật, mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên theo pháp luật quy định.
Không phải là các mặt hàng bị cấm kinh doanh, cấm xuất nhập khẩu chỉ có thể được gia công khi gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài, phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép như: Vũ khí, vật liệu nổ, trang bị kỹ thuật quân sự, sản phẩm mật mã được dùng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước, gỗ tròn, gỗ xẻ từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.
Các hàng hóa cấm nhập khẩu như: hàng đã qua sử dụng của hàng dệt may, giày dép, quần áo, điện tử, điện lạnh…
Theo quy định, hợp đồng gia công may mặc là một loại hợp đồng gia công sản phẩm với đối tượng sản phẩm là quần áo, giày dép, túi xách…
2. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng gia công may mặc
Hiện nay, không có quy định rõ ràng về các nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng gia công. Tuy nhiên, để việc ký kết được diễn ra thuận lợi cho cả 02 bên, cần lưu ý một số vấn đề sau khi soạn thảo hợp đồng:
Mở đầu: Ghi rõ tên hợp đồng (Hợp đồng gia công may mặc)
Thông tin của các bên ký hợp đồng: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, ngày tháng năm sinh, số CCCD. Đối với pháp nhân thì là: Tên, địa chỉ, MST của người lao động.
Hợp đồng gia công cần đảm bảo một số nội dung quan trọng.
Đối tượng của hợp đồng: Sản phẩm gia công là gì? Đối với hợp đồng gia công may mặc, đối tượng hợp đồng là sản phẩm dệt may: Thể hiện rõ số lượng, chất lượng, đặc tính kỹ thuật của hàng hóa trong hợp đồng.
Nội dung các hạng mục mà các bên phải thực hiện: Công việc là gì? Thời hạn như thế nào? Thời gian giao sản phẩm?
Quyền và nghĩa vụ của các bên.
Cách thức thanh toán hợp đồng?
Trường hợp chậm giao sản phẩm, chậm thanh toán thì phạt hợp đồng như thế nào?
Trường hợp bất khả kháng thì xử lý rủi ro như thế nào?
Trường hợp nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng gia công may mặc?
3. Mẫu hợp đồng gia công may mặc phổ biến nhất
Dưới đây là mẫu hợp đồng gia công may mặc thường được các doanh nghiệp sử dụng. Tùy thuộc vào yêu cầu của người soạn thảo, những nội dung trong mẫu hợp đồng này có thể thêm hoặc bớt thông tin cho phù hợp.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
HỢP ĐỒNG GIA CÔNG MAY MẶC
(Số: . …………… /HĐGCĐH)
Hôm nay, ngày. … tháng …… năm. …., Tại. …….
Chúng tôi gồm có:
Bên A : (Bên sản xuất) . ….
Địa chỉ: . ….. …
Điện thoại: . ..
Fax. ………..
Mã số thuế: . …..
Tài khoản số: . ..
Do ông (bà) : . …..
Chức vụ: Giám đốc
Bên B (Bên sản xuất kinh doanh mặt hàng dệt may)
Địa chỉ:
Điện thoại. ..
Fax: . ..
Mã số thuế: . ..
Tài khoản số: . ..
Do ông (bà) : . ..
Chức vụ: . ..
Hai bên thống nhất thực hiện với nội dung cụ thể như sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
1.1. Tên sản phẩm hàng hoá phải sản xuất:
1.2. Quy cách phẩm chất:
ĐIỀU 2: NGUYÊN LIỆU CHÍNH VÀ PHỤ
2.1. Bên A có trách nhiệm cung ứng nguyên liệu chủ yếu gốm:
a) Tên từng loại. … Số lượng. … Chất lượng. ….
b) Thời gian giao nhận. .. Tại địa điểm: . ..
c) Trách nhiệm bảo quản:
Bên B chịu mọi trách nhiệm đối với số lượng, chất lượng của nguyên liệu mà bên A cung ứng và chỉ dùng những loại nguyên liệu đã đưa vào sản xuất thành phẩm.
2.2. Bên B có trách nhiệm cung ứng đủ nguyên liệu cho sản xuất:
a) Tên từng loại. …. Số lượng. ….. Đơn giá (hay Quyết định chất lượng theo hàm lượng, theo tiêu chuẩn) . ….
b) Bên A cung ứng tiền sau cùng cho mua nguyên liệu trên. Tổng doanh thu là: . ….
ĐIỀU 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
3.1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp nguyên liệu theo đúng chủng loại, chất lượng, thời hạn và địa điểm cho bên B, kể cả trường hợp có thoả thuận khác; cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến quá trình gia công;
b) Chỉ dẫn cho bên B về hợp đồng;
c) Chịu trách nhiệm đối với tính toàn vẹn và quyền hợp pháp của sản phẩm gia công, hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị sử dụng trong gia công chuyển giao cho bên B.
d) Trả tiền công theo giá thoả thuận hợp đồng.
3.2. Bên B có những quyền sau đây:
a) Nhận chuyển giao các sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên, phụ liệu, vật tư, phế liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng, quy cách, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận;
b) Cử người đến trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động gia công tại nơi nhận gia công, thuê chuyên gia về hỗ trợ kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
c) Bán, trao đổi, quà tặng là sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tiêu hao, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và trái với quy định của pháp luật.
d) Đơn phương ngừng thực thi hợp đồng và yêu cầu đền bù thiệt hại khi bên B vi phạm nội dung hợp đồng;
e) Trong trường hợp sản phẩm không đảm bảo chất lượng mà bên A đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nếu bên B chưa khắc phục xong theo thời hạn đã thỏa thuận thì bên A có quyền chấm dứt hợp đồng và yêu cầu đền bù thiệt hại.
ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
4.1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo quản nguyên vật liệu do bên A cung ứng;
b) Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu đã gia công theo thoả thuận với bên A về số lượng, chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật và giá.
c) Báo cho bên A biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu việc sử dụng nguyên vật liệu đó tạo ra sản phẩm nguy hiểm cho xã hội; trường hợp không báo hoặc không thông báo sẽ tự chịu trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra;
d) Giao sản phẩm cho bên A đúng phương thức, số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận trước;
e) Giữ kín các thông tin về quá trình gia công và sản phẩm tạo ra;
f) Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, kể cả trường hợp sản phẩm không đạt chất lượng bởi nguyên vật liệu mà bên A cung ứng hay theo những chỉ dẫn không chính xác của bên A.
g) Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên A đến khi kết thúc hợp đồng.
h) Chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc danh mục cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
4.2. Bên B có những quyền lợi sau đây:
a) Yêu cầu bên A giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và phương thức đã thoả thuận;
b) Từ chối những chỉ dẫn không phù hợp của bên A, nếu phát hiện chỉ dẫn đó sẽ làm thay đổi chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay với bên A;
c) Yêu cầu bên A thanh toán đầy đủ tiền công theo đúng thời hạn và địa điểm đã thoả thuận.
ĐIỀU 5: THỜI GIAN SẢN XUẤT VÀ GIAO SẢN PHẨM
5.1. Bên B bắt đầu sản xuất từ ngày: …
Trong quá trình sản xuất bên A có quyền kiểm tra và yêu cầu bên B sản xuất theo đúng mẫu sản phẩm đã thỏa thuận bắt đầu từ ngày đưa nguyên liệu vào sản xuất (nếu cần).
Thời gian giao nhận sản phẩm:…
5.2. Nếu giao theo đợt thì:
a) Đợt 1: Ngày … địa điểm …
b) Đợt 2: Ngày … địa điểm …
c) Đợt 3: Ngày … địa điểm …
Nếu bên A không nhận đúng thời gian sẽ bị phạt lưu kho là …
Nếu bên B không giao hàng đúng thời gian địa điểm sẽ phải bồi thường các chi phí: …
ĐIỀU 6: CÁC ĐIỀU KHOẢN BẢO ĐẢM HỢP ĐỒNG GIA CÔNG (Nếu có)
…
ĐIỀU 7: HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP THANH TOÁN
Thỏa thuận thanh toán toàn bộ hay từng đợt sau khi nhận hàng: …
Thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản :…
ĐIỀU 8: TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
8.1. Vi phạm về chất lượng: (làm lại, giảm giá, sửa chữa, bồi thường nguyên vật liệu v.v…)
8.2. Vi phạm số lượng: Nguyên vật liệu hư hỏng phải bồi thường nguyên vật liệu theo giá hiện thời …
8.3. Ký hợp đồng mà không thực hiện: Bị phạt tới … % giá trị hợp đồng.
8.4. Vi phạm nghĩa vụ thanh toán: Bồi thường theo tỉ lệ lãi xuất lãi xuất ngân hàng v.v…..
ĐIỀU 9: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
9.1. Hai bên cần phải chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản).
9.2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được thì mới khiếu nại ra Tòa án.
ĐIỀU 10: CÁC THỎA THUẬN KHÁC (Nếu có)
…
ĐIỀU 11: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …đến ngày …
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng sau đó … ngày. Bên A có trách nhiệm tổ chức vào thời gian, địa điểm thích hợp.
Hợp đồng được lập thành ……(..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.
Trên đây Thái Sơn đưa ra mẫu hợp đồng gia công may mặc và một số thông tin liên quan đến loại hợp đồng này. Hợp đồng gia công may mặc là văn bản quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo tính pháp lý khi thực hiện các đơn hàng may mặc theo yêu cầu. Việc lập hợp đồng cần được thực hiện một cách cẩn trọng dựa trên nhu cầu và khả năng của các bên.
Các tin tức liên quan:
Trong không khí rộn ràng của mùa xuân mới, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất tới Quý khách hàng, Quý đối tác một năm mới: Sức khỏe - Thành công - May mắn - Thịnh vượng.
Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn xin chân thành cảm ơn Quý khách hàng và Quý đối tác đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Chúc Quý khách hàng, Quý đối tác một năm mới hạnh phúc, an lành và thành công rực rỡ!
Tiệc tất niên 2024 – Mừng xuân Ất Tỵ 2025 là sự kiện thường niên của công ty PTCN Thái Sơn đã diễn ra thành công tốt đẹp trên khắp các chi nhánh cả nước. Đây cũng là dịp toàn thể cán bộ, nhân viên và gia đình cùng nhau nhìn lại những dấu ấn nổi bật, chia sẻ những khoảnh khắc ý nghĩa, đồng thời thắp sáng niềm tin và khát vọng cho một năm mới đầy hứa hẹn.
Hợp đồng chính và hợp đồng phụ là gì, khác nhau ở điểm gì và mối quan hệ như thế nào? Hợp đồng không chỉ là giao kết đơn thuần mà còn là căn cứ quan trọng xác lập và thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý giữa các bên. Trong đó, hợp đồng chính và hợp đồng phụ vẫn là khái niệm nhiều người chưa nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cụ thể nhất để bạn phân biệt được hai loại hợp đồng này.
Chuyển đổi số là xu thế không thể đảo ngược, diễn ra mạnh mẽ tạo nên sự thay đổi tích cực cho doanh nghiệp trong quá trình vận hành và phát triển. Song hành cùng đó là vấn đề đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu trong không gian số, đặt ra bài toán về công tác đảm bảo an toàn thông tin, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Từ ngày 01/07/2025, một trong những thay đổi quan trọng trong hệ thống BHXH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp là việc thực hiện thay đổi lịch nộp tiền BHXH từ năm 2015 và thời gian phạt chậm nộp BHXH
Dịch vụ chứng thực chữ ký số E-CA của Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn được Trung tâm chứng thực điện tử Quốc gia (NEAC) của Bộ Thông tin và truyền thông chứng nhận là “Top 5 CA có chất lượng dịch vụ tốt nhất năm 2024” và là đơn vị “CA tuân thủ pháp lý tốt nhất năm 2024”.
Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn xin trân trọng cảm ơn Quý khách hàng vì đã tin tưởng lựa chọn và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty trong suốt thời gian qua.
Đáo hạn là thuật ngữ đặc thù được sử dụng phổ biến trong hoạt động tài chính ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm. Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn cần tìm hiểu khái niệm đáo hạn, quy định và thủ tục đáo hạn như thế nào? Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về đáo hạn ngân hàng.
Hợp đồng giao khoán là một trong những loại hợp đồng quan trọng trong các hoạt động kinh doanh và lao động. Đây là công cụ giúp quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện công việc, đảm bảo quá trình làm việc được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về hợp đồng giao khoán, nội dung và quy trình thanh lý hợp đồng.
Việc xử lý hợp đồng lao động bị vô hiệu được quy định tại Điều 51, Bộ Luật lao động 2019 và được Chính phủ hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các trường hợp dẫn đến hợp đồng lao động vô hiệu và hệ quả của nó.
Trong các giao dịch thương mại, không phải lúc nào các bên tham gia hợp đồng cũng tuân thủ đầy đủ các thỏa thuận, dẫn đến những vi phạm hợp đồng. Để xử lý những vi phạm này, pháp luật thương mại đã quy định nhiều chế tài khác nhau, trong đó phạt vi phạm hợp đồng thương mại là một biện pháp phổ biến. Bài viết này sẽ phân tích quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại theo Luật thương mại mới nhất và mối quan hệ của nó với các chế tài khác.