Cập nhật quy định về hợp đồng kinh tế chính xác mới nhất

Ngày đăng: 15:32 - 17/06/2024 Lượt xem: 5471 Cỡ chữ

Hợp đồng kinh tế là văn bản pháp lý có vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh doanh nhằm xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy định về hợp đồng kinh tế, dẫn đến những sai sót trong việc soạn thảo và thực hiện hợp đồng, tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. 


1. Hợp đồng kinh tế là gì?

Hiện nay, pháp luật không còn quy định chính xác khái niệm hợp đồng kinh tế là gì. Tuy nhiên, hiểu đơn giản, hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giữa các bên về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và một số thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. 


Hợp đồng kinh tế có vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh doanh.


So với các loại hợp đồng khác, hợp đồng kinh tế có những đặc điểm nổi bật sau đây: 

  • Mục đích của hợp đồng kinh tế:

Hợp đồng kinh tế gắn với các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận của các bên như: hoạt động sản xuất, mua bán hoặc trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch vụ. 

  • Chủ thể giao kết hợp đồng:

Hợp đồng kinh tế phải có một bên là pháp nhân, bên còn lại có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Trường hợp là cá nhân thì phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. 

  • Nội dung của hợp đồng:

Hợp đồng kinh tế phù hợp với các lĩnh vực, ngành nghề mà các bên chủ thể đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, các ngành nghề đó phải đúng theo quy định của pháp luật. 

  • Hình thức của hợp đồng:

Hợp đồng kinh tế phải được lập thành văn bản và có chữ ký của các bên tham gia giao kết hợp đồng. 


2. Các loại hợp đồng kinh tế phổ biến hiện nay.

Hiện nay trên thị trường, có thể kể đến một số loại hợp đồng kinh tế thông dụng nhất như: 

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa

  • Hợp đồng vận chuyển hàng hóa 

  • Hợp đồng gia công đặt hàng

  • Hợp đồng chuyển giao công nghệ

  • Hợp đồng mua bán ngoại thương

  • Hợp đồng kinh tế thương mại

  • Hợp đồng kinh doanh liên kết

  • Hợp đồng ủy thác XNK

  • Hợp đồng kinh tế xây dựng 

  • Hợp đồng nghiên cứu KH-KT

  • Hợp đồng thương mại đặc thù

  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh


3. Quy định về hợp đồng kinh tế mới nhất 2024

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005, quy định về hợp đồng kinh tế cụ thể như sau: 

3.1. Quy định về tư cách chủ thể

  • Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Cần có thông tin đầy đủ bao gồm: tên, địa chỉ trụ sở, giấy phép hoạt động và người đại diện hợp pháp. 

  • Đối với cá nhân: cần có thông tin cơ bản về tên, số CCCD/CMND và địa chỉ thường trú.

3.2. Quy định về ký hợp đồng

Hiện nay, việc ký hợp đồng được thực hiện bởi người đại diện có thẩm quyền. Người đại diện của hợp đồng kinh tế bao gồm đại diện đương nhiên theo pháp luật và đại diện ủy quyền.

  • Người đại diện đương nhiên theo pháp luật: 

  • Trong doanh nghiệp tư nhân, người đại diện đương nhiên là chủ đầu tư. 

  • Có quyền đại diện cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế. Trường hợp người đại diện không ký thì có thể ủy quyền cho một cá nhân khác. Người được ủy quyền chỉ được ký hợp đồng trong phạm vi được ủy quyền và phải có giấy ủy quyền. 

  • Người đại diện theo ủy quyền:

  • Trong công ty TNHH một thành viên: Người đại diện là Tổng giám đốc.

  • Trong công ty hợp danh: Người đại diện là các thành viên hợp danh.

Quy định về hợp đồng kinh tế về nội dung và hình thức như thế nào?


3.2. Nội dung của hợp đồng

Dưới đây là 3 điều khoản cơ bản trong nội dung của hợp đồng kinh tế: 

  • Điều khoản chủ yếu: Là điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng, nếu thiếu thì hợp đồng sẽ trở nên vô hiệu. Điều khoản chủ yếu bao gồm:

  • Đối tượng hợp đồng: Các bên chủ thể, họ tên và mã số thuế

  • Số lượng, quy chuẩn hàng hóa

  • Phương thức thanh toán, giá cả

  • Cách thức và thời gian thực hiện hợp đồng

  • Quyền và nghĩa vụ của các bên

  • Điều khoản thường lệ: 

Là các điều khoản thường có trong hợp đồng nhưng không bắt buộc phải có. Nếu không có thỏa thuận nào khác thì pháp luật quy định các bên đã mặc nhiên công nhận các điều khoản này. 


  • Điều khoản tùy nghi: 

Là các điều khoản do các bên tự thỏa thuận và thống nhất với nhau tùy thuộc từng điều kiện hoàn cảnh. 


Như vậy, bài viết mà ThaisonSoft đã chia sẻ cho quý độc giả hiểu thêm các quy định về hợp đồng kinh tế mới nhất 2024. Ngày nay, hợp đồng điện tử đang dần trở thành phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thay thế ký hợp đồng kinh tế bằng giấy truyền thống với nhiều lợi ích như: 


  • Tiết kiệm thời gian ký kết 

  • Tiết kiệm chi phí in ấn, chuyển phát, lưu trữ

  • Đảm bảo giá trị pháp lý theo pháp luật quy định


iContract là giải pháp số hóa toàn diện quy trình ký kết hợp đồng, giúp doanh nghiệp khởi tạp, ký kết, lưu trữ hợp đồng kinh tế an toàn và bảo mật. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ dùng thử nhanh nhất.

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục