Quy định về chữ ký số của cơ quan nhà nước có điểm gì đặc biệt

Ngày đăng: 11:19 - 08/01/2024 Lượt xem: 3563 Cỡ chữ

Trên thực tế, chữ ký số còn được phân ra theo nhóm sử dụng gồm nhóm cơ quan nhà nước và cơ quan ngoài nhà nước. Vậy chữ ký số của cơ quan nhà nước có điểm gì đặc biệt so với chữ ký số của các đơn vị, cá nhân ngoài nhà nước? để nắm rõ hơn về vấn đề này cần đặc biệt lưu ý đến Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Thông tư 41/2017/TT-BTTTT quy định về chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước.

Quy định sử dụng chữ ký số của cơ quan Nhà nước.

1. Cơ quan Nhà nước sử dụng chữ ký số trong trường hợp nào

Trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử, cơ quan Nhà nước cần áp dụng chữ ký số theo quy định của Pháp luật để thực hiện thuận lợi các chức năng nhiệm vụ của mình. Chữ ký số của cơ quan Nhà nước được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như:

  • Sử dụng trong nội bộ cơ quan: ký giấy tờ điện tử, hồ sơ điện tử…

  • Sử dụng giao dịch giữa các cơ quan nhà nước với nhau: Sử dụng ký thông báo, quyết định hoặc thỏa thuận hợp tác… giữa các cơ quan nhà nước với nhau.

  • Sử dụng giao dịch giữa cơ quan nhà nước với các đơn vị, cá nhân ngoài nhà nước: ký hóa đơn chứng từ, giải quyết các thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức…

  • Sử dụng trong tổ chức hội nghị, hội thảo trực tuyến: ký biên bản họp, ký quyết định,… là phương tiện giúp các cơ quan nhà nước kết nối với nhau.

2. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp chữ ký số cho cơ quan Nhà nước

Đơn vị cung cấp chữ ký số cho các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân ngoài nhà nước là Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng và hoạt động cung cấp này là hoạt động kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật). Tuy nhiên, đối với cơ quan nhà nước lại có quy định về đơn vị cung cấp chữ ký số riêng.

Đơn vị cung cấp chữ ký số của cơ quan nhà nước là Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính Phủ được quy định tại Điểm a và b Khoản 17, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

“a) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các cơ quan Đảng, Nhà nước;

b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức. Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số theo quy định của pháp luật.”

Bên cạnh đó. tại Điều 57, Nghị định 130/2018/NĐ-CP cũng nêu rõ:

“Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước nếu áp dụng chữ ký số thì sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp.”

Như vậy, cơ quan Nhà nước sẽ bắt buộc sử dụng chữ ký số được cung cấp từ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ (là Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ). Các cơ quan Nhà nước sẽ không được sử dụng chữ ký số do các tổ chức khác cung cấp.

3. Quy định sử dụng chữ ký số của cơ quan nhà nước cho văn bản điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 41/2017/TT-BTTTT ngày 19/12/2017 quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước. 

Văn bản điện tử được ký số phải hiển thị thông tin về chữ ký số của cơ quan, tổ chức đã ký.

3.1 Ký số trên văn bản điện tử

Tại Điều 6, Thông tư 41/2017/TT-BTTTT quy định ký số trên văn bản điện tử gồm các nội dung như sau:

  1. Ký số phải được thực hiện thông qua phần mềm ký số. Việc ký số vào văn bản điện tử thành công hoặc không thành công phải được thông báo thông qua phần mềm.

  2. Trường hợp quy định người có thẩm quyền ký số thì người có thẩm quyền sử dụng khóa bí mật cá nhân để thực hiện việc ký số vào văn bản điện tử; Trường hợp quy định cơ quan, tổ chức ký số thì văn thư được giao sử dụng khóa bí mật con dấu của cơ quan, tổ chức để thực hiện việc ký số vào văn bản điện tử;

  3. Hiển thị thông tin về chữ ký số của người có thẩm quyền và chữ ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản điện tử thực hiện theo quy định của Bộ Nội vụ.

  4. Thông tin về người có thẩm quyền ký số, cơ quan, tổ chức ký số phải được quản lý trong cơ sở dữ liệu đi kèm phần mềm ký số. 

3.2 Quy định kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước 

Việc kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước được thực hiện theo Điều 7, Thông tư 41/2017/TT-BTTTT. Thheo đó chữ ký số được kiểm tra như sau:

  • Giải mã chữ ký số bằng khóa công khai tương ứng;

  • Kiểm tra, xác thực thông tin của người ký số trên chứng thư số gắn kèm văn bản điện tử; việc kiểm tra, xác thực thông tin người ký số được thực hiện theo Điều 8 Thông tư  41/2017/TT-BTTTT;

  • Kiểm tra tính toàn vẹn của văn bản điện tử ký số.

Chữ ký số trên văn bản điện tử là hợp lệ khi đáp ứng 3 điều kiện:

  • Việc kiểm tra, xác thực thông tin về chứng thư số của người ký số tại thời điểm ký còn hiệu lực;

  • Chữ ký số được tạo ra đúng bởi khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số;

  • Văn bản điện tử đảm bảo tính toàn vẹn.

Như vậy có thể thấy chữ ký số của cơ quan Nhà nước do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính Phủ và dịch vụ cấp chữ ký số cho cơ quan nhà nước không nhằm mục đích kinh doanh. Điều này là sự khác biệt rất lớn so với chữ ký số của các đơn vị cá nhân, ngoài nhà nước. Khi thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước các cá nhân, tổ chức lưu ý kiểm tra chữ ký số trên các văn bản điện tử bằng cách xác nhận thông tin trên chứng thư số gắn kèm văn bản điện tử. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin thì truy cập website https://thaison.vn/. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.



Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục