Chữ ký số - Digital signature là gì & mục đích sử dụng chữ ký số
Chữ ký số - Digital signature là một dạng của chữ ký điện tử và là một trong những thiết bị không thể thiếu đối với doanh nghiệp hiện nay để có thể thực hiện giao dịch điện tử. Vậy, chữ ký số - Digital signature là gì được dùng như thế nào?
1. Chữ ký số - Digital signature là gì mục đích sử dụng chữ ký số
Chữ ký số (Digital signature) là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng cách sử dụng khóa công khai và khóa bí mật. Chữ ký số có thể được sử dụng để xác thực danh tính của người ký, bảo vệ tính toàn vẹn của tài liệu và chứng thực ính chính xác của thông tin trong tài liệu.
Chữ ký số - Digital signature.
1.1 Định nghĩa chữ ký số theo quy định của pháp luật
Chữ ký số được định nghĩa theo Khoản 6, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 như sau:
“6. "Chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”
1.2 Mục đích sử dụng chữ ký số - digital signature
Mục đích sử dụng chữ ký số nhằm đặt được 3 nội dung:
- Authenticity (xác thực): Khi ký chữ ký số thông tin về người chủ của chữ ký sẽ được thêm vào kèm với nội dung chữ ký số để giúp người nhận chứng thực được ai đã gửi thông điệp dữ liệu đi.
- Non-repudiation (chống chối bỏ): chữ ký số có mục đích xác thực người ký, người ký không thể chối cãi về việc thực hiện ký số trên thông điệp dữ liệu đồng nghĩa với với việc xác nhận đồng ý với thỏa thuận của thông điệp dữ liệu.
- Integrity (đảm bảo toàn vẹn): người dùng sử dụng chữ ký số giúp nhằm đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu của nội dung được gửi đi là không bị thay đổi hay chỉnh sửa kể từ lúc khởi tạo chữ ký số và ký vào văn bản gửi đi.
Chữ ký số được ứng dụng trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: ký kết hợp đồng điện tử, thanh toán trực tuyến, giao dịch với ngân hàng, nộp thuế điện tử, khai thuế điện tử, khai thuế quan điện tử hay bảo hiểm xã hội điện tử… Nhờ việc sử dụng chữ ký số các giao dịch điện tử được nhanh chóng, tiết kiệm và đảm bảo tính pháp lý.
2. Cấu tạo của chữ ký số - Digital signature
Chữ ký số được cấu tạo bởi hai thành phần chính là khóa công khai và khóa bí mật.
- Khóa công khai (Public-key): là khóa được công bố rộng rãi cho mọi người biết. Khóa công khai được sử dụng để xác thực chữ ký số.
- Khóa bí mật (private key): là khóa được giữ bí mật bởi người ký. Khóa bí mật được sử dụng để tạo chữ ký số.
3. Cách sử dụng chữ ký số - Digital signature như thế nào
Để sử dụng chữ ký số, cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tạo chữ ký số
Chữ ký số được tạo bằng cách sử dụng khóa bí mật của người ký. Người ký cần nhập khóa bí mật vào phần mềm chữ ký số để tạo chữ ký số.
Bước 2: Thêm chữ ký số vào tài liệu
Chữ ký số có thể được thêm vào tài liệu bằng cách sử dụng phần mềm chữ ký số. Người ký cần chọn tài liệu cần ký và sau đó thêm chữ ký số bằng cách sử dụng phần mềm chữ ký số.
Bước 3: Xác thực chữ ký số
Chữ ký số có thể được xác thực bằng cách sử dụng khóa công khai của người ký. Người xác thực chữ ký số cần nhập khóa công khai của người ký vào phần mềm chữ ký số để xác thực chữ ký số.
Chữ ký số Digital signature được sử dụng phổ biến trên hóa đơn điện tử.
4. Ưu điểm của chữ ký số
So với chữ ký số tay thì chữ ký số có nhiều ưu điểm như:
- Có thể thực hiện ký trong môi trường điện tử
- Tính bảo mật cao: do chữ ký số được tạo bằng khóa bí mật, do đó chỉ có người ký mới có thể tạo chữ ký số. Điều này giúp đảm bảo tính bảo mật của chữ ký số.
- Tính toàn vẹn cao: Chữ ký số giúp bảo vệ tính toàn vẹn của tài liệu. Sau khi ký số thông điệp dữ liệu sẽ được bảo vệ, không thể sửa đổi hoặc sửa chữa thông điệp dữ liệu đã ký.
- Tính chống chối bỏ: Chữ ký số có tính chống chối bỏ, người ký không thể chối bỏ được thông điệp dữ liệu đã ký.
- Tránh rủi ro giả mạo chữ ký: Chữ ký số không thể giả mạo giúp tránh được các rủi ro cho doanh nghiệp.
Chữ ký số là một công cụ quan trọng trong giao dịch điện tử không thể thiếu đối với doanh nghiệp hiện nay. Chữ ký số giúp đảm bảo tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính pháp lý của tài liệu điện tử.
Trên đây Thái Sơn cung cấp là thông tin về chữ ký số - Digital signature. Hiểu rõ về chữ ký số - Digital signature giúp cá nhân, doanh nghiệp sử dụng hiệu quả. Bên cạnh đó hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động cung cấp dịch vụ hiệu quả.
Thu Hương
Các tin tức liên quan:
THÔNG BÁO VỀ VIỆC CẬP NHẬT ĐỊA CHỈ CÔNG TY KHI SÁP NHẬP ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH TỪ 01/07/2025
23/07/2025
Công ty PTCN Thái Sơn xin chân thành cảm ơn Quý khách hàng, Quý đối tác đã luôn tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Ngày 18/7/2025, BHXH quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị phổ biến nội dung mới của Luật BHXH và Luật BHYT năm 2024 cho các hộ kinh doanh trên địa bàn. Đồng hành cùng sự kiện, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn đã mang đến giải pháp công nghệ hỗ trợ hộ kinh doanh thực hiện kê khai BHXH điện tử thông qua phần mềm eBH.
Việc xác định chính xác các khoản thu nhập chịu thuế TNCN là căn cứ quan trọng để xác định mức thuế TNCN phải nộp. Vậy, lương tháng 13 có tính thuế TNCN không? Trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật thuế Việt Nam, bài viết này sẽ giải đáp chi tiết và cung cấp thông tin chính xác cho người lao động và người sử dụng lao động hiểu rõ hơn.
Việc kê khai và nộp bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động là nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa hai phương pháp kê khai BHXH, từ đó cho thấy vì sao phần mềm BHXH điện tử là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp hiện đại.
Từ ngày 01/7/2025 khi luật bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực đã mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH và điều chỉnh mức đóng BHXH bắt buộc.
Người không có lương hưu nếu thỏa mãn các điều kiện kể trên, thì được nhận trợ cấp hưu trí xã hội khi về già, tính từ ngày quy định này có hiệu lực, là ngày 01/7/2025.
Miễn phí bộ giải pháp phần mềm Thái Sơn cho hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử từ 1/6/2025
02/06/2025
Đồng hành cùng cá nhân, hộ kinh doanh áp dụng đúng quy định pháp luật tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn - ThaisonSoft gửi đến cá nhân, hộ kinh doanh chương trình ưu đãi đặc biệt: Miễn phí lên đến 12 tháng sử dụng trọn bộ giải pháp phần mềm: Hóa đơn điện tử - Chữ ký số - Quản lý bán hàng – Bảo hiểm xã hội…
Ưu đãi đặc biệt cho hộ kinh doanh: Tặng 2 tháng sử dụng phần mềm eBH - Chỉ trong Quý II/2025
22/05/2025
Đồng hành cùng hộ kinh doanh kịp thời triển khai quy định mới về tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Luật BHXH 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025), Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn (ThaisonSoft) chính thức triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt trong Quý II/2025: Tặng 2 tháng sử dụng phần mềm kê khai BHXH điện tử eBH hoàn toàn miễn phí dành riêng cho hộ kinh doanh.
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5 NĂM 2025
28/04/2025
Kính gửi Quý khách hàng, Quý đối tác, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn xin trân trọng thông báo đến Quý khách hàng, Đối tác lịch nghỉ lễ Giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (1/5) năm 2025 như sau
Ngày 21/4/2025, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn đã ký kết hợp tác với Chi cục Thuế Khu vực II thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo đúng quy định tại Nghị định số 70/2025/NĐ-CP.
Đồng hành và hỗ trợ hộ kinh doanh kịp thời triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo đúng quy định tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/6/2025), Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn (ThaisonSoft) triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt chỉ trong Quý II/2025: Tặng 50 số hóa đơn điện tử khi hộ kinh doanh ký hợp đồng sử dụng phần mềm E-invoice.
Từ ngày 1/1/2025, Nghị định số 02/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm y tế