Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Thông tin cần biết về bảo lãnh hợp đồng

Ngày đăng: 11:12 - 02/04/2024 Lượt xem: 1356 Cỡ chữ

Bảo lãnh thực hiện hợp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch. Nó góp phần thúc đẩy sự tin tưởng, hợp tác và tạo dựng môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn. Vậy bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!


1. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?

Theo quy định tại Điều 292 và Điều 335, Bộ luật dân sự 2015, bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền lực thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ trong trường hợp đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.



Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?


Người bảo lãnh thực hiện hợp đồng nếu khi đến thời gian thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Bên bảo lãnh có thể thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh về việc áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh.

Bảo

2. Quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng


2.1. Nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Theo quy định tại Điều 44, Nghị định 21/2021/NĐ-CP, nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh phát sinh khi bên được bảo lãnh có hành vi dưới đây:

  • Không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn

  • Không thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn thỏa thuận

  • Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ

  • Không thực hiện đúng nghĩa vụ

  • Không có khả năng để thực hiện nghĩa vụ

Trường hợp có căn cứ phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh biết để thực hiện nghĩa vụ. Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ này trong thời hạn đã thỏa thuận. Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện trong thời gian hợp lý. 


Ngoài ra, bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện các nghĩa vụ trong trường hợp nghĩa vụ đó không thuộc phạm vi cam kết bảo lãnh. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh biết. 


Lưu ý: Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả cho mình tài sản đã nhận hoặc giá trị tương ứng với phần nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện nếu bên được bảo lãnh vẫn thực hiện nghĩa vụ. 


2.2. Thời hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Theo quy định tại Luật đấu thầu 2013, thời gian bảo lãnh thực hiện hợp đồng có hiệu lực tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng. Hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành với trường hợp có quy định về bảo hành. 


Thời hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng.


2.3. Giá trị bảo lãnh hợp đồng

Theo quy định tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, bảo lãnh thực hiện hợp đồng với hợp đồng xây dựng thuộc đối tượng áp dụng theo Điều 16 của Nghị định này. Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng được quy định từ 2-10% giá trị hợp đồng ký kết, mức bảo lãnh cụ thể do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, giá trị phải phù hợp với hồ sơ mời thầu và dự thầu. 


Trường hợp hình thức chào hàng cạnh tranh, giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ từ 2-3% giá trị của hợp đồng. Ngoài ra, nếu bên giao thầu chậm bàn giao mặt bằng xây dựng, gây ra tình trạng kéo dài thời hạn hoàn thành, thiệt hại cho bên nhận thầu thì sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định. 

2.4. Phạm vi thực hiện bảo lãnh 

Theo quy định tại Điều 336, Bộ luật dân sự 2015, phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng được quy định như sau: 

  • Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. 

  • Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 

  • Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp đảm bảo bằng tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. 

  • Trong trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại. 

2.5. Chấm dứt bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Các trường hợp dưới đây sẽ làm chấm dứt bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 

  • Bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ.

  • Các bên tham gia hủy bỏ biện pháp bảo lãnh để thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

  • Các bên tham gia thỏa thuận về việc chấm dứt bảo lãnh thực hiện hợp đồng.


Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực đấu thầu

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một công cụ hữu ích giúp bạn an tâm thực hiện các giao dịch kinh doanh. Hãy sử dụng nó một cách hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của mình và đạt được thành công.

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục