Chuyển đổi số an toàn, hiệu quả cho doanh nghiệp

Ngày đăng: 11:09 - 08/01/2025 Lượt xem: 1458 Cỡ chữ

Chuyển đổi số là xu thế không thể đảo ngược, diễn ra mạnh mẽ tạo nên sự thay đổi tích cực cho doanh nghiệp trong quá trình vận hành và phát triển. Song hành cùng đó là vấn đề đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu trong không gian số, đặt ra bài toán về công tác đảm bảo an toàn thông tin, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược chuyển đổi số an toàn

Tại Việt Nam, chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đặt ra mục tiêu kép: Vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực hướng ra toàn cầu.

Theo thống kê, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 98% số lượng doanh nghiệp toàn quốc và đây cũng là nhóm doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong vấn đề chuyển đổi số. Khó khăn về khả năng sản xuất, khó khăn về cơ sở hạ tầng và khó khăn về nhân lực…

Đảm bảo an toàn khi bước vào không gian số, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần nâng cao bảo đảm an toàn mạng, an toàn máy chủ, an toàn ứng dụng và dữ liệu. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược an toàn thông tin một cách dài hạn cũng như thiết lập và đánh giá dữ liệu, phân tầng dữ liệu theo mức độ bảo mật.

Xác định mục tiêu và chiến lược

Trước khi bắt đầu, doanh nghiệp cần hiểu rõ mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được từ công cuộc số hóa này. Xác định ý nghĩa chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nhìn thấy giá trị mà chuyển đổi số có thể mang lại. Đánh giá thực trạng doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào, các vấn đề phát sinh đang gặp phải là gì và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp ra sao?

Từ đó, doanh nghiệp đặt ra mục tiêu cụ thể và rõ ràng khi chuyển đổi số. Nâng cao trải nghiệm khách hàng? Tối ưu hóa quy trình làm việc?  Tăng doanh thu? Đưa ra mục tiêu rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược chuyển dổi số cụ thể và rõ ràng theo từng giai đoạn.


Xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng mang lại hiệu quả chuyển đổi số

Đầu tư vào công nghệ phù hợp, đào tạo và phát triển nhân lực

Cân nhắc các giải pháp công nghệ phù hợp với quy mô và nhu cầu của doanh nghiệp, có thể kể đến như: ERP (Enterprise Resource Planning): Hỗ trợ quản lý toàn diện doanh nghiệp. CRM (Customer Relationship Management): Quản lý quan hệ khách hàng, Cloud Computing: Lưu trữ và xử lý dữ liệu linh hoạt, AI và Machine Learning: Tăng khả năng dự đoán và tối ưu hóa. Phân tích dữ liệu (Data Analytics): Hiểu rõ hành vi khách hàng và xu hướng thị trường…

Nhân lực là trung tâm của sự thay đổi và việc đầu tư vào con người sẽ đảm bảo rằng công nghệ được sử dụng hiệu quả và mang lại giá trị thực sự. Nâng cao nhận thức chuyển đổi số bằng cách tổ chức đào tạo nhân viên về các công cụ cũng như tư duy chuyển đổi số. Tạo môi trường làm việc hỗ trợ chuyển đổi số, xây dựng văn hóa doanh nghiệp cởi mở, khuyến khích đổi mới, cung cấp các nguồn lực cần thiết cho quá trình chuyển đổi số.

Tối ưu hóa quy trình vận hành và bảo mật dữ liệu khi chuyển dịch số

Chiến lược chuyển đổi số “Tối ưu hóa quy trình vận hành” sẽ ứng dụng trong toàn bộ doanh nghiệp.  Số hóa quy trình làm việc, giảm thiểu các công việc thủ công, áp dụng tự động hóa vào quy trình. Từ đó, tích hợp dữ liệu để xây dựng hệ thống quản lý thông tin để dữ liệu dễ dàng truy cập và phân tích.

Đứng trước sự thay đổi liên tục về phương thức làm việc, các tổ chức, doanh nghiệp buộc phải đẩy mạnh tốc độ ứng dụng điện toán đám mây trong thời đại số. Khi đó, bảo mật dữ liệu thông tin khỏi các mối đe dọa và tấn công từ các nguồn bên ngoài hoặc bên trong, thất thoát hoặc bị sử dụng sai mục đích là điều vô cùng quan trọng.

     

An toàn, bảo mật dữ liệu là mối quan tâm trong quá trình chuyển đổi số.

Việc bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình chuyển đổi số là vấn đề cấp thiết, nhằm bảo vệ dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa trên không gian số. Mỗi một doanh nghiệp cần xây dựng các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng, song hành với đó là nâng cao khả năng sao lưu dữ liệu, xây dựng hạ tầng thông tin.

Lấy khách hàng làm trung tâm và hợp tác với đối tác công nghệ

Đây là chiến lược chuyển đổi số đặt trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm cho sự thay đổi. Trải nghiệm của khách hàng là ưu tiên cho mọi sự thay đổi. Đối với một doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu là “tăng tỷ lệ chuyển đổi” thì đây là hướng đi lý tưởng trong cuộc đua chuyển dịch số.

Thông qua những ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quy trình quản trị khách hàng thì doanh nghiệp có thể dễ dàng phân tích và quản lý dữ liệu, mang đến trải nghiệm tận tình nhất cho khách hàng. Đảm bảo tính tương tác theo thời gian thực sẽ là bước ngoặt lớn để tạo ra sự khác biệt trong doanh thu, từ đó tạo sự liền mạch trong trải nghiệm đa kênh.

Tìm kiếm đối tác công nghệ phù hợp bằng cách đánh giá đối tác dựa trên kinh nghiệm trong ngành, danh mục khách hàng và khả năng cung cấp các giải pháp công nghệ phù hợp. Kiểm tra năng lực kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia và các công nghệ mà đối tác cung cấp (như AI, IoT, ERP, Cloud, v.v.). Kiểm tra độ uy tín: Tìm hiểu đánh giá, phản hồi từ các doanh nghiệp đã hợp tác với đối tác.


Một trong những đơn vị cung cấp hệ sinh thái các dịch vụ phần mềm giúp doanh nghiệp chuyển đổi số an toàn.

Hợp tác với đối tác công nghệ không chỉ giúp doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số nhanh hơn mà còn tối ưu hóa nguồn lực và tạo ra giá trị bền vững.

Đo lường và cải tiến

Đo lường hiệu quả trong công tác chuyển đổi số bằng cách sử dụng KPI để đánh giá sự tiến bộ và lợi ích. Một số công cụ có thể đo lường hiệu quả của số hóa như: Công cụ Power BI, Tableau, Google Data Studio, Salesforce, HubSpot, SAP, Oracle, Microsoft Dynamics… Song hành với đó là điều chỉnh chiến lược khi cần để phù hợp với môi trường kinh doanh và công nghệ mới.

Áp dụng công nghệ số một cách chắc chắn vào quy trình vận hành và phát triển doanh nghiệp là con đường an toàn nhất khi bước vào không gian số. Không chỉ đòi hỏi sự cố gắng từ ban quản trị đến toàn bộ đội ngũ nhân viên; mà còn đòi hỏi một chiến lược rõ ràng, kiên định; dựa trên những phân tích kỹ càng, tổng quát về dữ liệu. Sự đầu tư đúng mực và nghiêm túc trong quá trình thực thi sẽ giúp doanh nghiệp đạt lợi thế cạnh tranh trong thời đại số./.

Nguồn: Thuế nhà nước

Tin tức cùng chuyên mục