Hợp đồng liên doanh là gì? So sánh hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh

Ngày đăng: 10:58 - 20/07/2023 Lượt xem: 12984 Cỡ chữ

Hợp đồng liên doanh là văn bản thỏa thuận về việc hợp tác kinh doanh dưới hình thức là thành lập một công ty mới hoàn toàn do các bên đồng thời làm chủ sở hữu. Hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh có điểm gì giống và khác nhau?


1. Hợp đồng liên doanh là gì?

Hợp đồng liên doanh là hợp đồng mà các bên tham gia ký kết sẽ thỏa thuận về việc hợp tác kinh doanh dưới hình thức là thành lập công ty mới hoàn toàn, do các bên đồng sở hữu. 


Về chủ thể tham gia: 

  • Nếu chủ thể tham gia hợp đồng liên doanh là nhà đầu tư nước ngoài thì cần có thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì hợp đồng mới có hiệu lực. 

  • Nếu chủ thể tham gia là pháp nhân của Việt Nam: Công ty sẽ được thành lập theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp tại Việt Nam.

Hợp đồng liên doanh là loại văn bản có tính pháp lý cao. 


Hợp đồng liên doanh có hiệu lực khi được cấp giấy phép đầu tư, đáp ứng hết các điều kiện, cung cấp đầy đủ giấy tờ tài liệu cần thiết để hoàn tất thủ tục đăng ký. Cùng với đó, công ty liên doanh mới thành lập sẽ tách hoàn toàn ra khỏi doanh nghiệp của cả 2 bên liên doanh, đảm bảo được sự rõ ràng, minh bạch trong hạch toán cũng như dễ dàng cho việc kiểm soát quá trình hoạt động kinh doanh. 


2. Các trường hợp được ký kết hợp đồng liên doanh

Hợp đồng liên doanh là loại hợp đồng được ký kết hợp đồng giữa 2 hoặc nhiều đối tác nhằm đầu tư, quản lý chung một doanh nghiệp/dự án mới với mục tiêu chia sẻ lợi nhuận, rủi ro, kiểm soát quản lý chung. 


Hợp đồng liên doanh thường được ký kết trong các trường hợp sau:

  • Đối tác muốn mở rộng hoạt động kinh doanh nhưng chưa đủ tiềm lực tài chính hoặc kinh nghiệm.

  • Dự án mới đầu tư lớn, các bên tham gia cần chia sẻ rủi ro và chi phí với nhau. Trong đó, có người chịu trách nhiệm về pháp lý, tài chính, quản lý vận hành và tiếp thị.

  • Cần có sự chia sẻ về kiến thức và kinh nghiệm để mở rộng và quản lý doanh nghiệp mới. 

  • Cần sự hợp tác giữa các quốc gia khác nhau để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh.

  • Đối tác mong muốn tham gia vào các ngành kinh doanh mới để tận dụng cơ hội mới trên thị trường.

Một số trường hợp bắt buộc ký kết hợp đồng liên doanh. 


Việc các bên ký kết hợp đồng kinh doanh không chỉ giúp tăng khả năng cạnh tranh, chia sẻ rủi ro, chi phí, tăng cường tài chính và kinh nghiệm quản lý mà còn có thể cải thiện quy trình hoạt động, tạo ra nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. 


3. So sánh hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh

3.1. Giống nhau

  • Chủ thể hợp đồng: Chủ thể của hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh đều có thể có 2 hoặc nhiều bên tham gia, đối tượng là nhà đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  • Nội dung: Bao gồm các điều khoản hình thành nên quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng đầu tư.

  • Đều là hình thức đầu tư trực tiếp.

So sánh hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh. 


2.2. Khác biệt giữa hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh 


Tiêu chí

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC)

Hợp đồng liên doanh

Khái niệm

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Hợp đồng liên doanh là hợp đồng mà các bên tham gia ký kết sẽ thỏa thuận về việc hợp tác kinh doanh dưới hình thức là thành lập công ty mới hoàn toàn, do các bên đồng sở hữu. 

Chủ thể của hợp đồng

Không giới hạn. Có thể là nhà đầu tư trong nước ký kết với nhà đầu tư nước ngoài, hoặc các nhà đầu tư trong nước ký kết hợp tác với nhau. 

Bắt buộc phải có sự tham gia của một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước với một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài. 

Sự tham gia của nhà đầu tư trong nước là điều kiện bắt buộc để hình thành nên hợp đồng liên doanh.

Bản chất

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự thỏa thuận của các bên để tiến hành hợp tác kinh doanh với nhau và được pháp luật coi là một hình thức đầu tư, nó tồn tại độc lập với các hình thức đầu tư khác.

Hợp đồng liên doanh không được coi là hình thức đầu tư, nó chỉ là cơ sở pháp lí ghi nhận quan hệ đầu tư. 

Kết quả của việc ký kết hợp đồng liên doanh là doanh nghiệp liên doanh ra đời. 

Do đó đây sẽ là một văn bản bắt buộc phải có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Nội dung thỏa thuận

Trong hợp đồng này, các bên cùng thỏa thuận những nội dung liên quan đến: thể thức góp vốn, phân chia lợi nhuận, kết quả kinh doanh.

Nội dung thỏa thuận phải bắt buộc có: Loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, điều kiện chấm dứt và giải thể doanh nghiệp. 

Sử dụng dấu, tư cách giao dịch

Sau khi ký kết hợp đồng, các bên phải thỏa thuận sử dụng dấu và danh nghĩa của một bên để giao dịch.

Sau khi thành lập, công ty liên doanh sẽ là pháp nhân độc lập và giao dịch với các bên khác.


Trên đây là một số thông tin cơ bản về hợp đồng liên doanh và sự khác biệt giữa hợp đồng liên doanh với hợp đồng hợp tác kinh doanh do Thái Sơn cung cấp. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích đến quý độc giả.

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục