Hủy bỏ hợp đồng thương mại được quy định như thế nào?

Ngày đăng: 10:08 - 08/11/2023 Lượt xem: 3077 Cỡ chữ

Hủy bỏ hợp đồng là phương thức chấm dứt hoàn toàn hoặc một phần hợp đồng đã ký kết. Pháp luật quy định như thế nào về việc hủy bỏ hợp đồng thương mại? Hậu quả pháp lý của việc này như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!


  1. Thông tin cần biết về hợp đồng thương mại

1.1. Hợp đồng thương mại là gì?

Hợp đồng thương mại là thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân, hoặc thương nhân với các bên liên quan nhằm xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động thương mại. Cụ thể:

  • Hoạt động thương mại với mục tiêu sinh lời, bao gồm: mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và một số hoạt động khác. 

  • Hàng hóa gồm:

  • Toàn bộ các loại động sản, bao gồm cả động sản hình thành trong tương lai

  • Toàn bộ những vật gắn liền với đất đai.

  • Thói quen trong hoạt động thương mại là những quy tắc xử sự được hình thành, lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại. 

Hợp đồng thương mại được quy định như thế nào?


1.2. Trường hợp nào được miễn trách nhiệm với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại?

Theo quy định tại Điều 294, Luật thương mại 2005, các trường hợp dưới đây sẽ được miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng:

  • Xảy ra các trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.

  • Xảy ra các trường hợp bất khả kháng

  • Hành vi vi phạm hợp đồng của 01 bên hoàn toàn do lỗi của bên kia

  • Hành vi vi phạm hợp đồng của 01 bên do phải thực hiện quyết định của Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không được biết trước vào thời điểm ký kết hợp đồng.

Ngoài ra, bên vi phạm hợp đồng phải có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm với bên còn lại. 


Trường hợp nào được miễn trách nhiệm với hành vi vi phạm hợp đồng?


2. Hủy bỏ hợp đồng thương mại


Hủy bỏ hợp đồng là việc bãi bỏ một phần hoặc hoàn toàn việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng thương mại xảy ra khi có hành vi vi phạm hợp đồng và sẽ để lại hậu quả nhất định đối với các bên tham gia. 


Hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hợp đồng thương mại.


Theo quy định tại Điều 292, Luật thương mại 2005, chế tài hủy bỏ hợp đồng thương mại là một trong những chế tài thương mại theo quy định của luật thương mại. Chế tài hủy bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ 1 phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thực hiện hợp đồng:

  • Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng: Hủy bỏ toàn toàn việc thực hiện các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng.

  • Hủy bỏ một phần hợp đồng: Hủy bỏ việc thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại vẫn có hiệu lực. 

2.1. Điều kiện hủy bỏ hợp đồng thương mại:

Theo quy định tại Điều 425, Luật dân sự năm 2015, một bên trong quan hệ hợp đồng thương mại có thể hủy bỏ hợp đồng khi một trong các yếu tố dưới đây: Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

Chế tài hủy bỏ hợp đồng sẽ được áp dụng trong các trường hợp dưới đây:

  • Xảy ra vi phạm với hành vi đã được quy định là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng.

  • Một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng thương mại. 

2.2. Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng

Theo quy định tại Điều 314, Luật thương mại 2015, nếu hủy bỏ hợp đồng thương mại sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý sau:

  • Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật thương mại 2015, sau khi hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng sẽ chính thức không còn hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, các bên không cần thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng với bên còn lại, ngoại trừ các điều khoản về quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và giải quyết tranh chấp. 

  • Các bên tham gia hợp đồng có quyền đòi lại lợi ích do việc thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Nếu có nghĩa vụ hoàn trả thì không yêu cầu các bên phải thực hiện đồng thời. Trong trường hợp không thể hoàn trả bằng lợi ích đã nhận, bên có nghĩa vụ sẽ phải hoàn trả bằng tiền. 

  • Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại với bên còn lại theo quy định.  


Như vậy Thái Sơn đã cung cấp một số thông tin về việc hủy bỏ hợp đồng thương mại theo quy định. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả để tránh bồi thường thiệt hại khi bắt buộc phải hủy bỏ hợp đồng.

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục