Làm thế nào để gia tăng năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế số?
Trong thời đại kinh tế số, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được công nghệ hóa, kỹ thuật hóa. Chuyển đổi số là bắt buộc để thích ứng với thời cuộc. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể gia tăng năng lực cạnh tranh trong thời kỳ kinh tế số, chuyển đổi số hiện nay?
Nền kinh tế số tại Việt Nam
Ngày 10/10/2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41- NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Định hướng chỉ đạo mới nhất của lãnh đạo Đảng và Nhà nước thể hiện sự quyết tâm của nước nhà trong việc phát triển kinh tế số Việt Nam. Để từ đó, phù hợp với xu thế của thế giới, bắt nhịp theo thời cuộc và phát triển bền vững.
Nghị quyết số 41 nêu rõ 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, bao gồm quan tâm xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về nền kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các mô hình, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới để mở rộng không gian phát triển cho doanh nhân, doanh nghiệp.
Quyết tâm của Việt Nam trong việc phát triển kinh tế số
Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế như ngân hàng, thương mại, du lịch, tài chính… Từ đó, góp phần thúc đẩy kinh tế số phát triển mạnh mẽ. Doanh nghiệp là nòng cốt để phát triển, để ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là đổi mới sáng tạo, là ứng dụng công nghệ, từ đó tận dụng mọi cơ hội từ nền kinh tế số, đưa doanh nghiệp phát triển bền vững.
Gia tăng năng lực cạnh tranh cần hiểu rõ điều gì?
Để gia tăng năng lực cạnh, doanh nghiệp Việt cần nâng cao nhận thức và hiểu đúng bản chất của chuyển đổi số. Hiểu rõ hơn về kinh tế số, xã hội số mới có thể gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Kinh tế số là nền kinh tế xây dựng và phát triển dựa trên công nghệ để tạo ra cơ chế hoạt động số thay thế con người.
Thực tế, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp chính là năng suất lao động. Và làm thế nào để doanh nghiệp tạo ra điều đó? Câu trả lời chính là chuyển đổi số. Đây là quá trình doanh nghiệp thông minh hóa quy trình sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ số vào quy trình hoạt đông, đưa sản xuất kinh doanh truyền thống vào quy trình số một cách tự động.
Gia tăng năng lực cạnh tranh cần hiểu rõ điều gì?
Doanh nghiệp cần làm gì?
Hiểu rõ bản chất của nền kinh tế số, vậy doanh nghiệp cần làm gì để chuyển mình, theo kịp thời đại? Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ, chuyển đổi số là quá trình tự thân vận động, doanh nghiệp phải tự mình áp dụng. Chuyên gia công nghệ số hay đơn vị cung cấp giải pháp số là đơn vị đồng hành, là nhà cung cấp phương pháp.
Cốt lõi của vấn đề vẫn chính là doanh nghiệp, từ nhà lãnh đạo cho đến toàn bộ nhân viên. Doanh nghiệp tự lựa chọn con đường chuyển đổi số như thế nào để quản lý và vận hành doanh nghiệp theo công nghệ số. Đây là quá trình dài và chắc chắn không có điểm dừng, doanh nghiệp cần thực hiện từng bước, phải áp dụng nhuần nhuyễn theo từng mức độ tùy thuộc vào mức độ số của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh?
Chỉ có nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp mới có thể tạo nền tảng chuyển đổi số cho mình, xây dựng một mô hình tăng trường, một nền phát triển độc lập. Tuy nhiên, khi áp dụng công nghệ số để tăng năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược kinh doanh riêng, phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là bắt kịp với tiến trình hội nhập, tránh tụt hậu về sau. Tinh thần chủ động, đổi mới và sáng tạo chính là bước tiến lớn giúp doanh nghiệp đứng vững trong thời đại số hiện nay. Mỗi một doanh nghiệp trong cuộc đua cạnh tranh cần phải xây dựng lộ trình riêng, để phát triển bền vững hơn, mạnh mẽ hơn.
Các tin tức liên quan:
Người lao động hưởng BHTN cần thực hiện quy trình hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hiện hành. Chi tiết các bước sẽ được hướng dẫn chi tiết trong bài viết.
Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
24/11/2023
Ngày 18/11/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 1123/CĐ-TT yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, đẩy nhanh công tác chuyển đổi số quốc gia.
Khi chuyển nhượng vốn, doanh nghiệp cần lập mẫu hợp đồng chuyển nhượng góp vốn. Với các công ty TNHH, mẫu hợp đồng chuyển nhượng góp vốn có gì khác biệt? Quy trình chuyển nhượng công ty TNHH như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Hợp đồng kỳ hạn là một loại chứng khoán phái sinh, có những ưu điểm nổi bật khắc phục được hạn chế của hợp đồng tương lai. Hợp đồng kỳ hạn có đặc điểm gì? Ví dụ về hợp đồng kỳ hạn sẽ giúp người đọc hình dung rõ hơn về loại hợp đồng này.
Hợp đồng điện tử đang trở thành loại hợp đồng phổ biến trong các doanh nghiệp, thay thế hợp đồng truyền thống. Do đó, tranh chấp hợp đồng điện tử cũng xảy ra thường xuyên hơn nếu các bên không nắm rõ quy định. Vậy phương pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử như thế nào?
Chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ tạo nên sự thay đổi tích cực cho doanh nghiệp trong quá trình vận hành và phát triển. Song hành với đó là nguy cơ mất an toàn thông tin, dữ liệu trên không gian mạng, đặt ra nhiều thách thức về công tác đảm bảo an ninh thông tin.
Hướng dẫn đăng ký chữ ký số với cơ quan thuế
10/11/2023
Hiện nay, cài đặt sử dụng chữ ký số gần như là bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp khi thành lập. Bài viết này sẽ hướng dẫn đăng ký chữ ký số với cơ quan thuế giúp doanh nghiệp có thể thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế nhanh chóng thuận lợi.
Hủy bỏ hợp đồng là phương thức chấm dứt hoàn toàn hoặc một phần hợp đồng đã ký kết. Pháp luật quy định như thế nào về việc hủy bỏ hợp đồng thương mại? Hậu quả pháp lý của việc này như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Ký hợp đồng bằng chữ ký điện tử là giải pháp hiệu quả, khá phổ biến trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh như hiện nay. Việc ký hợp đồng trực tuyến có đảm bảo hiệu lực pháp lý không là băn khoăn của khá nhiều độc giả. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó.
Hồ sơ hưởng Bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần bị từ chối vì nhiều nguyên nhân. Vậy đâu là những nguyên nhân chính. Mời bạn đọc hãy cũng EBH tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Thương thảo hợp đồng là hoạt động thực hiện trước khi trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. Vậy bản chất thương thảo hợp đồng là gì? Nhà thầu cần lưu ý gì khi thương thảo hợp đồng? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý độc giả làm rõ vấn đề này.
Sau gần 2 năm triển khai hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc, đã có trên 851 nghìn doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử theo quy định của pháp luật, góp phần thúc đẩy kinh tế số, chính phủ số và xã hội số