Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Ngày đăng: 10:32 - 28/07/2023 Lượt xem: 5958 Cỡ chữ

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong các giao dịch mua bán hàng hóa vượt qua biên giới quốc gia. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Cần lưu ý gì khi soạn thảo loại hợp đồng này?


1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?


Hiểu đơn giản, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng ngoại thương) được ký kết bởi các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau. Trong đó, đối tượng chủ yếu của hợp đồng là hàng hóa, sẽ được chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, tức là có sự chuyển dịch biên giới giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. 


Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn gọi là hợp đồng ngoại thương. 

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập bằng văn bản, hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hình thức diễn ra việc mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm: xuất nhập khẩu, tạm nhập/tái xuất/tạm xuất/tái nhập, chuyển khẩu. 


2. Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi soạn thảo hợp đồng mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua:


a) Điều khoản về thông tin các bên tham gia

Đây là điều khoản đầu tiên, quan trọng trong hợp đồng thương mại. Các cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định đều có quyền ký kết hợp đồng. Do đó, cần xác định rõ tư cách chủ thể của các bên trước khi ký kết hợp đồng:

  • Cá nhân: Cần thông tin về Họ và tên, số CMND/CCCD/Hộ chiếu, địa chỉ thường trú. Lưu ý các nội dung này cần hoàn toàn chính xác, nên kiểm tra lại kỹ trước khi kết hợp đồng. 

  • Tổ chức, doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp, trụ sở, giấy phép thành lập, họ tên người đại diện theo pháp luật. Lưu ý các thông tin trên cũng phải chính các theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương. 

Thông tin là điều khoản quan trọng trong hợp đồng. 

b) Điều khoản về đối tượng hợp đồng

Đối tượng của mỗi loại hợp đồng là khác nhau. Do đó, khi soạn thảo hợp đồng, cần ghi rõ tên hợp đồng:

  • Hợp đồng dịch vụ hoặc gia công hàng hóa: Đối tượng là công việc cụ thể, cần xác định rõ ràng cách thức thực hiện, trình độ chuyên môn, người trực tiếp thực hiện, kết quả sau khi thực hiện. 

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa: Đối tượng là hàng hóa được mua bán, do đó các bên cần xác định rõ trong hợp đồng: Tên hàng hóa, loại hàng hóa, chất lượng và số lượng hàng hóa.


c) Điều khoản đảm bảo chất lượng hàng hóa

Trong mục tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, doanh nghiệp nên tạo một phụ lục riêng để nêu rõ đặc điểm hàng hóa gồm: Tên, số ký hiệu, cấu tạo, thành phần, định lương, ngày sản xuất, nơi sản xuất, hạn sử dụng….


d) Điều khoản thanh toán

Thông thường trong hợp đồng, bên bán chỉ đưa ra giá, phương thức thanh toán (chuyển khoản/tiền mặt). Do đó, để hạn chế tranh chấp có thể xảy ra, bên bán cần quy định cụ thể điều khoản thanh toán trong hợp đồng như sau:

  • Giá của từng loại hàng hóa (có bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XNK, hoặc các loại phí thuế khác không?)

  • Phương thức thanh toán: Đồng tiền thanh toán, số tài khoản dùng để giao dịch, phí ngân hàng do bên mua hay bên bán chịu, lãi suất nếu thanh toán chậm…

e) Điều khoản hủy bỏ hợp đồng

Trong trường hợp phải giao hàng nhiều lần, bên bán lưu ý, nếu vi phạm giao hàng ở 1 lần nhất định nào đó, thì bên mua có quyền hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 

  • Giao hàng thừa số lượng trong hợp đồng: Bên mua có thể không nhận phần thừa, bên bán tốn chi phí đưa hàng về. Nếu bên mua nhận toàn bộ thì bên bán sẽ được thanh toán phần tiền dư theo giá hợp đồng.

Điều khoản hủy bỏ hợp đồng cần ghi rõ ràng các trường hợp có thể xảy ra. 

  • Giao hàng thiếu số lượng: Bên bán phải giao tiếp phần thiếu sao cho đủ số lượng trong hợp đồng do bên mua yêu cầu. Ngoài ra, bên bán có thể gặp rủi ro bị hủy hợp đồng, bồi thường thiệt hại nếu bên mua yêu cầu. 

  • Giao hàng không đồng bộ, không đúng chủng loại: Cần bổ sung, thay thế cho đúng chủng loại trên hợp đồng. Trường hợp đã nhận tiền, bên bán phải trả lãi số tiền đã nhận trong thời gian bên mua chờ giao hàng thay thế, và bồi thường nếu bên mua yêu cầu. 

g) Điều khoản tranh chấp

Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Tòa án hoặc trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp phát sinh. Đối với các hợp đồng thương mại giữa người Việt Nam và người nước ngoài, cần lưu ý thêm về Luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên không thỏa thuận Luật áp dụng thì Luật áp dụng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật

h) Điều khoản về chi phí vận chuyển và các chi phí khác

Các bên nên nêu rõ thời điểm chuyển giao chi phí giữa các bên trong quá trình giao hàng như: khi giao hàng cho công ty vận chuyển đầu tiên, hoặc khi hàng hóa được giao cho bên mua….Trường hợp không quy định, các bên phải tự chịu rủi ro.

Trên đây là những thông tin mà Thái Sơn cung cấp về lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế . Nếu muốn biết thêm nhiều thông tin hơn nữa vui lòng truy cập website https://thaison.vn/ để có những thông tin bổ ích nhất.

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục