Mẫu hợp đồng chuyển nhượng góp vốn công ty TNHH
Khi chuyển nhượng vốn, doanh nghiệp cần lập mẫu hợp đồng chuyển nhượng góp vốn. Với các công ty TNHH, mẫu hợp đồng chuyển nhượng góp vốn có gì khác biệt? Quy trình chuyển nhượng công ty TNHH như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Vốn góp và chuyển nhượng vốn góp
1.1. Mua lại phần vốn góp
Trường hợp thành viên không tán thành quyết định của Hội đồng thành viên về một số vấn đề, thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình.
Yêu cầu mua lại phần góp vốn phải được cụ thể hóa thành văn bản và gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua quyết định mà thành viên không đồng tình.
Hợp đồng chuyển nhượng góp vốn.
Khi nhận được yêu cầu mua lại của thành viên, công ty phải mua lại phần vốn góp theo giá thị trường trong trường hợp không thỏa thuận được giá. Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định, thành viên đó có quyền chuyển nhượng lại phần vốn góp của mình cho các thành viên khác, hoặc những người không phải là thành viên công ty bằng hợp đồng chuyển nhượng góp vốn.
1.2. Chuyển nhượng phần vốn góp.
Trừ một số trường hợp đặc biệt, người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp theo một trong 2 cách sau:
Trở thành thành viên của công ty nếu được chấp thuận.
Chào bán lại và chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định.
Các công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định.
1.3. Xử lý phần vốn góp trong trường hợp khác
Thành viên là cá nhân bị chết, hoặc bị tòa án tuyên bố đã chết: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật sẽ là thành viên của công ty.
Thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự: Người giám hộ của thành viên đó sẽ có quyền và nghĩa vụ thay cho thành viên.
Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định trong các trường hợp sau:
Người thừa kế nhưng không muốn trở thành thành viên.
Người được tặng, cho nhưng không được hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên.
Thành viên là tổ chức bị phá sản.
2. Quy trình chuyển nhượng Công ty TNHH một thành viên
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Khi chuyển nhượng vốn, cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
01 bộ hồ sơ thay đổi gồm thông báo, quyết định thay đổi, biên bản họp
01 bản hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có chữ ký các bên
Giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng
Biên bản thanh lý hoàn thiện việc chuyển nhượng.
Quy trình chuyển nhượng vốn như thế nào?
Bước 2: Nộp hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng, công ty hoặc cá nhân sẽ phải nộp hồ sơ khai thuế TNCN cho cá nhân chuyển nhượng ở Cơ quan thuế.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh, công ty có trách nhiệm thông báo thay đổi với Cơ quan đăng ký kinh doanh để cơ quan này tiến hành xem xét.
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên bao gồm các hồ sơ thay đổi đăng ký doanh nghiệp như thông báo thay đổi chủ sở hữu của công ty, thay đổi người đại diện, quyết định của chủ sở hữu công ty và các giấy tờ khác liên quan.
Ngoài ra, còn có một số loại giấy tờ khác như: hợp đồng chuyển nhượng, biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng, công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân, giấy tờ pháp lý trong hợp đồng chuyển nhượng ủy quyền nộp hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả và hoàn thành thủ tục
Trong vòng 6 đến 10 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ nhận kết quả hồ sơ chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên.
3. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng góp vốn công ty TNHH
Dưới đây là mẫu hợp đồng chuyển nhượng góp vốn để các doanh nghiệp tham khảo.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------***------
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG PHẦN VỐN GÓP
- Căn cứ Bộ Luật Dân sự 20......,
- Căn cứ Luật Doanh nghiệp 20....;
- Căn cứ Điều lệ của Công ty ……………..;
- Quyết định của Hội đồng thành viên Công ty TNHH …… số……/QĐ-HĐTV ngày…..tháng…..năm 20....;
- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0102037..... của Công ty …….. do Phòng Đăng ký kinh doanh số ….- Sở KH và ĐT thành phố ….. cấp đăng ký lại lần ... ngày 22/01/20...;
- Căn cứ nhu cầu của các bên.
Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm 20...... tại ............, chúng tôi gồm có:
BÊN CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN A):
Ông :
Sinh ngày:
Địa chỉ thường trú:
BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN B):
Công ty cổ phần Đầu tư……
Địa chỉ: số ………………………………………………………
Điện thoại: 043 …………………. Fax: 043………………….
Đăng ký kinh doanh: …………………………………………
Tài khoản ngân hàng: …………………………………………
Đại diện: …………………………………………………………
Điều 1: Đối tượng chuyển nhượng của hợp đồng
- Bên A đồng ý Chuyển nhượng cho Bên B phần vốn góp …...000.000 đ (……..) tương đương …% tổng vốn góp (vốn điều lệ) của Công ty ………,
- Phần vốn góp mà Bên A Chuyển nhượng không thuộc Khoản 6 Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2005. Phần Vốn góp Chuyển nhượng không bị bất kỳ một ràng buộc nào từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không bị cầm cố, thế chấp, hoặc không bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định trong Điều lệ của Công ty …………
Điều 2: Giá chuyển nhượng:
- Giá của việc chuyển nhượng phần Vốn góp được ấn định là ……….000.000 đ (……..).
- Mức giá này chưa bao gồm các loại thuế phí phải nộp theo quy định của pháp luật.
Điều 3: Phương thức và thời hạn thanh toán:
- Tổng số tiền chuyển nhượng được nêu tại Điều 2.1 sẽ được Bên nhận Chuyển nhượng thanh toán cho Bên Chuyển nhượng bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt tùy thuộc vào điều kiện của các bên.
- Việc thanh toán được tiến hành ngay sau khi các Bên ký kết hợp đồng này. Sau khi nhận được đầy đủ số tiền chuyển nhượng Bên A sẽ ký giấy xác nhận đã thanh toán cho Bên B.
Điều 4: Tuyên bố và đảm bảo của Bên Chuyển nhượng:
Bên chuyển nhượng tuyên bố và đảm bảo vào ngày ký Hợp đồng rằng:
- Bên chuyển nhượng hiện là thành viên của Công ty………..được tổ chức và tồn tại hợp thức và đang hoạt động tốt theo pháp luật Việt Nam và Bên Chuyển nhượng đã hoàn thành mọi thủ tục pháp lý cần thiết để Chuyển nhượng phần Vốn góp;
- Phần Vốn góp đã được đăng ký hợp thức và đã thanh toán đầy đủ cho Công ty ………..;
- Bên chuyển nhượng cam kết dùng mọi tài sản của cá nhân mình để thanh toán mọi nghĩa vụ, khoản nợ của Công ty ………. phát sinh trước ngày Bên nhận chuyển nhượng trở thành thành viên của Công ty…….;
- Bên chuyển nhượng cam kết bàn giao quyền quản lý phần Vốn góp Công ty ………. và cùng Bên nhận chuyển nhượng thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để bên nhận chuyển nhượng có tên trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Việc Bên Chuyển nhượng ký kết Hợp đồng và hoàn thành giao dịch này là hợp thức và đã có sự chấp thuận của Hội đồng thành viên;
- Bên chuyển nhượng có trách nhiệm nộp mọi loại thuế, phí liên quan đến việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình theo quy định của pháp luật.
Điều 5: Tuyên bố và bảo đảm của Bên nhận Chuyển nhượng:
Bên nhận Chuyển nhượng tuyên bố và đảm bảo rằng:
- Thanh toán đầy đủ và đúng hạn định theo các cam kết tại hợp đồng này;
- Bên nhận Chuyển nhượng sẽ thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ với tư cách là thành viên Công ty ……….. sau khi hoàn thành các cam kết theo Hợp đồng này.
- Bên nhận Chuyển nhượng không chịu trách nhiệm gì đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của Công ty ………. phát sinh trước ngày Bên nhận chuyển nhượng có tên trong đăng ký kinh doanh.
- Bên nhận Chuyển nhượng tuyên bố và đảm bảo rằng: Việc Bên nhận Chuyển nhượng ký kết Hợp đồng và hoàn thành các nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này là hợp thức mà không cần có thêm sự cho phép nào của cơ quan có thẩm quyền có liên quan.
Điều 6: Thay đổi và bổ sung các điều khoản của Hợp đồng :
- Mọi sửa đổi, bổ sung của Hợp đồng này chỉ có giá trị khi được lập bằng văn bản và có đầy đủ chữ ký của Các Bên.
- Nếu một quy định bất kỳ của Hợp đồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu hoặc không thực thi được, các Bên sẽ xem như tất cả các quy định còn lại của Hợp đồng vẫn có giá trị và các Bên có nghĩa vụ phải tuân thủ.
Điều 7: Kế thừa
- Các Bên cam kết bản thân mình và các cá nhân, tổ chức kế thừa quyền lợi và nghĩa vụ của các Bên sẽ thực hiện nghiêm túc các quy định trong Hợp đồng này mà không có bất kỳ khiếu nại nào.
- Hợp đồng này có giá trị bắt buộc và có hiệu lực đối với Các Bên, không có bất kỳ sự đơn phương chấm dứt Hợp đồng nào mà không có sự thoả thuận giữa các Bên liên quan.
Điều 8: Thông báo
Mọi thông báo, yêu cầu và liên lạc khác theo Hợp đồng này phải được lập thành văn bản và phải được gửi đến địa chỉ tương ứng nêu trên.
Điều 9: Điều khoản cuối cùng
- Các Bên đã đọc kỹ, đồng ý và tự nguyện ký vào Hợp đồng này mà không chịu bất kỳ một sự đe dọa, ép buộc nào;
- Hợp đồng có giá trị kể từ ngày ký;
- Hợp đồng này được lập thành 06 (sáu) bản có giá trị như nhau do mỗi bên giữ 03 bản.
BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG BÊN CHUYỂN NHƯỢNG
XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY TNHH ……………
XÁC NHẬN CỦA CÁC THÀNH VIÊN CÒN LẠI
Trên đây Thái sơn đã cung cấp một số nội dung về hợp đồng chuyển nhượng góp vốn. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả.
Các tin tức liên quan:
Đáo hạn là thuật ngữ đặc thù được sử dụng phổ biến trong hoạt động tài chính ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm. Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn cần tìm hiểu khái niệm đáo hạn, quy định và thủ tục đáo hạn như thế nào? Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về đáo hạn ngân hàng.
Hợp đồng giao khoán là một trong những loại hợp đồng quan trọng trong các hoạt động kinh doanh và lao động. Đây là công cụ giúp quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện công việc, đảm bảo quá trình làm việc được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về hợp đồng giao khoán, nội dung và quy trình thanh lý hợp đồng.
Việc xử lý hợp đồng lao động bị vô hiệu được quy định tại Điều 51, Bộ Luật lao động 2019 và được Chính phủ hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các trường hợp dẫn đến hợp đồng lao động vô hiệu và hệ quả của nó.
Trong các giao dịch thương mại, không phải lúc nào các bên tham gia hợp đồng cũng tuân thủ đầy đủ các thỏa thuận, dẫn đến những vi phạm hợp đồng. Để xử lý những vi phạm này, pháp luật thương mại đã quy định nhiều chế tài khác nhau, trong đó phạt vi phạm hợp đồng thương mại là một biện pháp phổ biến. Bài viết này sẽ phân tích quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại theo Luật thương mại mới nhất và mối quan hệ của nó với các chế tài khác.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho Quý khách hàng, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn - ThaisonSoft tiến hành cấp bổ sung MIỄN PHÍ thời gian sử dụng Chữ ký số CA2-Nacencomm theo đúng thời hạn quy định trên hợp đồng, tuân thủ theo cấp phép mới của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các trường hợp được chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT căn cứ theo điều kiện chuyển tuyến khám chữa bệnh quy định tại Điều 5, Thông tư số 14/2014/TT-BYT.
Chủ thể của hợp đồng thương mại là một trong những nội dung quan trọng cần lưu ý khi các bên giao kết hợp đồng. Đây cũng là một trong những tiêu chí để phân biệt rõ ràng giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân dự. Chủ thể của hợp đồng thương mại được quy định là những đối tượng nào, có tư cách pháp nhân như thế nào?
Tạo chữ ký số cá nhân miễn phí là cách nhanh chóng nhất để người dùng tăng cường bảo mật cho các giao dịch trực tuyến. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể sở hữu một chữ ký số cá nhân, đảm bảo tính xác thực và pháp lý cho mọi giao dịch trực tuyến. Cùng tìm hiểu cách tạo chữ ký số đơn giản, tiện lợi ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nhằm hưởng ứng Ngày “Chuyển đổi số quốc gia” và đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình số hóa, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn mang đến chương trình ưu đãi hấp dẫn: Tặng đến 9 tháng sử dụng Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng ECA. Đây là cơ hội “vàng” để doanh nghiệp trải nghiệm và tận hưởng những tiện ích vượt trội mà chữ ký số mang lại.
Khi soạn thảo các văn bản hành chính, nhiều người băn khoăn không biết chữ ký nháy là gì và các quy định liên quan đến thẩm quyền cũng như trách nhiệm của người ký nháy và nó khác chữ ký chính thức như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn ký nháy từng trang văn bản theo đúng quy định hiện hành.
Lãnh tiền bảo hiểm xã hội có bị trừ tiền thai sản không? Những lưu ý trước khi rút BHXH một lần
26/09/2024
Việc rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần là lựa chọn của nhiều người lao động khi không muốn chờ đến tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, liệu khi lãnh tiền BHXH có bị trừ tiền thai sản không?
Hợp đồng thương mại là một trong những hình thức hợp đồng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bản chất và thường nhầm lẫn hợp đồng thương mại với hợp đồng dân sự. Vậy hợp đồng thương mại là gì và có những đặc điểm nào khác biệt so với hợp đồng dân sự?