Tìm hiểu về hợp đồng ủy thác đầu tư và những lưu ý quan trọng

Ngày đăng: 11:08 - 16/05/2024 Lượt xem: 4925 Cỡ chữ

Hợp đồng ủy thác đầu tư là loại hợp đồng ngày càng trở lên phổ biến khi mong muốn đầu tư để gia tăng tài sản là điều mà ai cũng muốn nhưng không phải ai cũng làm việc. Do đó, hợp đồng ủy thác đầu tư ra đời như một giải pháp tối ưu, giúp nhà đầu tư an tâm giao tài sản của mình cho các chuyên gia mà không cần lo lắng về những rủi ro tiềm ẩn. 


1. Tổng quan chung về hoạt động ủy thác đầu tư


1.1. Ủy thác đầu tư là gì?

Ủy thác đầu tư hiểu đơn giản là việc nhà đầu tư (bên ủy thác) giao tiền cho một tổ chức, doanh nghiệp (bên nhận ủy thác) để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm sinh lời cho mình. Dựa trên các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác đầu tư, bên nhận ủy thác thay mặt cho bên ủy thác để thực hiện các hoạt động kinh tế và chịu mọi rủi ro xảy ra. 


Ngoài ra, bên nhận ủy thác phải có trách nhiệm sử dụng số tiền của bên ủy thác một cách hiệu quả để thu được lợi nhuận cao nhất. Hoạt động này được thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng và sẽ được quản lý theo quy định của pháp luật. Hiện nay, các kênh ủy thác đầu tư phổ biến được nhiều người tin tưởng sử dụng là: chứng khoán, bất động sản hoặc tiền điện tử… 


1.2. Ủy thác đầu tư dưới những hình thức nào?

Hiện nay, ủy thác đầu tư được thực hiện dưới 3 hình thức, phân loại dựa trên mức độ chia sẻ rủi ro, đi kèm là quyền lợi và nghĩa vụ của các bên:


Có 3 hình thức ủy thác đầu tư.


  • Nhận ủy thác với lợi tức cố định: Đây là hình thức an toàn, ít rủi ro nhất với những người mới tham gia ủy thác đầu tư. Theo đó, bên ủy thác sẽ được chia lợi tức định kỳ và không bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường. 

  • Nhận ủy thác có chia sẻ rủi ro cao: Hình thức này thường được dùng để đầu tư các danh mục tiềm năng, kỳ vọng mang đến lợi nhuận lớn cho bên ủy thác, nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao. 

  • Nhận ủy thác không chia sẻ rủi ro: Theo hình thức này, bên ủy thác sẽ chịu toàn bộ rủi ro, bên nhận ủy thác chỉ có trách nhiệm mang tài sản đi đầu tư. 


2. Hợp đồng ủy thác đầu tư cần lưu ý gì?

Hợp đồng ủy thác đầu tư là văn bản thỏa thuận về việc một bên sẽ ủy thác cho bên còn lại thực hiện các hoạt động đầu tư vào các dự án kinh doanh, sản xuất nhằm mang về lợi nhuận. Bên ủy thác vừa được hưởng lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư, vừa phải chịu mọi rủi ro có thể phát sinh trong quá trình đầu tư. Bên nhận ủy thác vẫn nhận được khoản phí ủy thác theo thỏa thuận của hai bên trước đó.  


Hợp đồng ủy thác đầu tư là văn bản pháp lý quan trọng. 


2.1. Chủ thể của hợp đồng ủy thác đầu tư

Thông thường, chủ thể trong hợp đồng ủy thác đầu tư là: 

  • Bên nhận ủy thác: Pháp nhân có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư. 

  • Bên nhận ủy thác chủ yếu là các ngân hàng, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư hoặc công ty tài chính. 

Trước khi ký kết hợp đồng ủy thác đầu tư, bên ủy thác và bên nhận ủy thác cần lưu ý các điều kiện dưới đây:

  • Chỉ thực hiện ủy thác trong phạm vi ngành nghề sản xuất kinh doanh được pháp luật cho phép đầu tư. 

  • Bên nhận ủy thác không được tự do sử dụng vốn của bên ủy thác vào các hoạt động trái với mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng. 

  • Hợp đồng ủy thác đầu tư phải được lập thành văn bản, có xác nhận đầy đủ của các bên. 

  • Chủ thể giao kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và thẩm quyền trong việc ký kết hợp đồng. 

2.2. Rủi ro cần lưu ý khi ký hợp đồng ủy thác đầu tư

Rủi ro trong hợp đồng ủy thác đầu tư được xác định là khả năng xảy ra biến cố bất thường, gây ra thiệt hại hoặc kết quả không mong muốn cho chủ thể hợp đồng trong quá trình ký kết hợp đồng. 


Hiện nay, việc giao kết hợp đồng ủy thác đầu tư tiềm ẩn khá nhiều rủi ro bởi pháp luật nước ta chưa cung cấp đầy đủ các khung pháp lý cụ thể về mối quan hệ ủy thác đầu tư nói riêng và ủy thác nói chung. 


Thông thường, hợp đồng ủy thác đầu tư sẽ do bên nhận ủy thác soạn thảo. Do đó, hợp đồng thường sẽ có nhiều điều khoản có lợi cho bên soạn thảo. Vì vậy, bên ủy thác cần lưu ý đọc thật kỹ hợp đồng để tránh tranh chấp phát sinh có thể xảy ra sau này trong trường hợp bên nhận ủy thác có hành vi chiếm dụng vốn, lạm dụng tín nhiệm hoặc lừa đảo. 


Trên đây ThaisonSoft đã cung cấp một số thông tin về hợp đồng ủy thác đầu tư. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý độc giả. 

Tin tức cùng chuyên mục