Chính phủ điện tử là gì? Lợi ích của chính phủ điện tử
Khái niệm chính phủ điện tử được nhắc đến thường xuyên hơn khi công nghệ phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, xây dựng chính phủ điện tử trở thành mục tiêu hàng đầu của nhà nước ta, theo đó mang đến nhiều lợi ích trong việc phát triển nền kinh tế đồng thời thúc đẩy hợp tác kinh tế toàn cầu. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chính phủ điện tử là gì, lợi ích của chính phủ điện tử.
1. Chính phủ điện tử là gì?
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội (theo Luật Tổ chức chính phủ 2015). Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Tìm hiểu chính phủ điện tử là gì.
Vậy chính phủ điện tử là gì? Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về chính phủ điện tử. Cụ thể:
Theo định nghĩa của UNESCO (năm 2005):
“Chính phủ điện tử là việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy Chính phủ ngày càng hiệu quả và hiệu suất hơn, giúp Chính phủ dễ tiếp cận và có trách nhiệm hơn với công dân. Các đặc điểm của Chính phủ điện tử bao gồm: Cung cấp dịch vụ điện tử, quy trình làm việc điện tử, bỏ phiếu điện tử.”
Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (World Bank):
“Chính phủ điện tử là việc các cơ quan của chính phủ sử dụng một cách có hệ thống công nghệ thông tin truyền thông để thực hiện quan hệ với người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, nhờ đó giao dịch của chính phủ với người dân và các tổ chức sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng. Lợi ích thu được sẽ là giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính công khai, sự tiện lợi, góp phần vào sự tăng trưởng và giảm chi phí”
Theo Bộ TT&TT định nghĩa:
“Chính phủ điện tử là Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Hay nói một cách khác, đây là quá trình tin học hóa các hoạt động của chính phủ.”
Theo Tổ chức đối thoại doanh nghiệp toàn cầu về thương mại điện tử định nghĩa:
“Chính phủ điện tử đề cập đến một trạng thái trong đó các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp (bao gồm cả chính quyền trung ương và chính quyền địa phương) số hóa các hoạt động bên trong và bên ngoài của họ và sử dụng các hệ thống được nối mạng hiệu quả để có được chất lượng tốt hơn trong việc cung cấp các dịch vụ công”.
Như vậy, dù theo định nghĩa nào thì Chính phủ điện tử đều mang ý nghĩa là Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của mình để thực hiện các nhiệm vụ, thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Chính phủ điện tử tối ưu mọi hoạt động bao gồm bốn không:
Có khả năng họp không gặp mặt;
Xử lý văn bản không giấy;
Giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc;
Thanh toán không dùng tiền mặt.
Chính phủ điện tử góp phần tăng tính công khai, minh bạch đối với thông tin, hoạt động, dịch vụ chính phủ, tối ưu hóa chi phí và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân.
2. Lợi ích của Chính phủ điện tử
Hiểu rõ Chính phủ điện tử là gì, các hoạt động và vận hành của chính phủ điện tử sẽ góp phần đem đến cho người
2.1 Lợi ích của Chính phủ điện tử đối với người dân
Chính phủ điện tử đối với người dân đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống thông tin, thiết lập mối quan hệ tương tác trực tiếp giữa cơ quan nhà nước với người dân. Cụ thể:
Cung cấp thông tin mới nhất về chính sách, pháp luật thông qua không gian mạng.
Giúp người dân kết nối với chính phủ, tăng quyền tự do dân chủ, minh bạch.
Hỗ trợ người dân trong việc làm các thủ tục hành chính online, nhanh, gọn, tiết kiệm chi phí.
Lợi ích của chính phủ điện tử.
2.2 Lợi ích của Chính phủ điện tử đối với doanh nghiệp, tổ chức
Chính phủ điện tử đã góp phần thay đổi cách thức làm việc của doanh nghiệp, tổ chức, đẩy mạnh chuyển đổi số thành công từ đó tối ưu hoạt động quản lý cũng như đạt hiệu suất cao trong công việc. Cụ thể:
Chính phủ điện tử tạo ra môi trường để doanh nghiệp, đơn vị chuyển đổi số một cách toàn diện.
Nhờ chính phủ điện tử các doanh nghiệp, đơn vị có thể nộp thuế online, khai bảo hiểm xã hội điện tử, khai hải quan điện tử, thực hiện giao dịch với cơ quan nhà nước qua hình thức điện tử… giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí tối ưu. Giảm thiểu thủ tục hành chính rườm rà phức tạp.
Công khai, minh bạch hoạt động kinh doanh.
Quản lý hoạt động kinh doanh, nhân sự dễ dàng trên nền tảng điện tử.
Tăng cường khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp, đơn vị trên trường quốc tế.
Mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài.
2.3 Lợi ích của Chính phủ điện tử đối với nhà nước Việt Nam
Chính phủ điện tử tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin nhanh chóng, kịp thời. Bên cạnh đó hỗ trợ, thúc đẩy các đơn vị, doanh nghiệp phát triển. Điều này đã tạo nhiều hoạt động tích cực:
Tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội.
Tăng cường sự tin tưởng của người dân đối với nhà nước, đối với chính phủ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí.
Tăng cường tính minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý kinh tế xã hội.
Gắn bó hơn với người dân và doanh nghiệp.
3. Ví dụ về ứng dụng Chính phủ điện tử tại Việt Nam
Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về Chính phủ điện tử, dưới đây làm một vài ví dụ ứng dụng của chính phủ điện tử vào hoạt động kinh tế, xã hội hiện nay:
Cổng thông tin quốc gia: https://chinhphu.vn/
Cổng dịch vụ công quốc gia: https://dichvucong.gov.vn/
Hệ thống kê khai thuế điện tử: https://thuedientu.gdt.gov.vn/
Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
Cổng thanh toán điện tử và thông quan 24/7: https://epayment.customs.gov.vn/epaymentportal/login
Hệ thống cổng thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: https://baohiemxahoi.gov.vn/.
Trên đây ThaisonSoft đã cung cấp thông tin giải đáp Chính phủ điện tử là gì, lợi ích của chính phủ điện tử. Việc triển khai Chính phủ điện tử hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.
Các tin tức liên quan:
Đáo hạn là thuật ngữ đặc thù được sử dụng phổ biến trong hoạt động tài chính ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm. Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn cần tìm hiểu khái niệm đáo hạn, quy định và thủ tục đáo hạn như thế nào? Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về đáo hạn ngân hàng.
Hợp đồng giao khoán là một trong những loại hợp đồng quan trọng trong các hoạt động kinh doanh và lao động. Đây là công cụ giúp quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện công việc, đảm bảo quá trình làm việc được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về hợp đồng giao khoán, nội dung và quy trình thanh lý hợp đồng.
Việc xử lý hợp đồng lao động bị vô hiệu được quy định tại Điều 51, Bộ Luật lao động 2019 và được Chính phủ hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các trường hợp dẫn đến hợp đồng lao động vô hiệu và hệ quả của nó.
Trong các giao dịch thương mại, không phải lúc nào các bên tham gia hợp đồng cũng tuân thủ đầy đủ các thỏa thuận, dẫn đến những vi phạm hợp đồng. Để xử lý những vi phạm này, pháp luật thương mại đã quy định nhiều chế tài khác nhau, trong đó phạt vi phạm hợp đồng thương mại là một biện pháp phổ biến. Bài viết này sẽ phân tích quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại theo Luật thương mại mới nhất và mối quan hệ của nó với các chế tài khác.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho Quý khách hàng, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn - ThaisonSoft tiến hành cấp bổ sung MIỄN PHÍ thời gian sử dụng Chữ ký số CA2-Nacencomm theo đúng thời hạn quy định trên hợp đồng, tuân thủ theo cấp phép mới của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các trường hợp được chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT căn cứ theo điều kiện chuyển tuyến khám chữa bệnh quy định tại Điều 5, Thông tư số 14/2014/TT-BYT.
Chủ thể của hợp đồng thương mại là một trong những nội dung quan trọng cần lưu ý khi các bên giao kết hợp đồng. Đây cũng là một trong những tiêu chí để phân biệt rõ ràng giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân dự. Chủ thể của hợp đồng thương mại được quy định là những đối tượng nào, có tư cách pháp nhân như thế nào?
Tạo chữ ký số cá nhân miễn phí là cách nhanh chóng nhất để người dùng tăng cường bảo mật cho các giao dịch trực tuyến. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể sở hữu một chữ ký số cá nhân, đảm bảo tính xác thực và pháp lý cho mọi giao dịch trực tuyến. Cùng tìm hiểu cách tạo chữ ký số đơn giản, tiện lợi ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nhằm hưởng ứng Ngày “Chuyển đổi số quốc gia” và đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình số hóa, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn mang đến chương trình ưu đãi hấp dẫn: Tặng đến 9 tháng sử dụng Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng ECA. Đây là cơ hội “vàng” để doanh nghiệp trải nghiệm và tận hưởng những tiện ích vượt trội mà chữ ký số mang lại.
Khi soạn thảo các văn bản hành chính, nhiều người băn khoăn không biết chữ ký nháy là gì và các quy định liên quan đến thẩm quyền cũng như trách nhiệm của người ký nháy và nó khác chữ ký chính thức như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn ký nháy từng trang văn bản theo đúng quy định hiện hành.
Lãnh tiền bảo hiểm xã hội có bị trừ tiền thai sản không? Những lưu ý trước khi rút BHXH một lần
26/09/2024
Việc rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần là lựa chọn của nhiều người lao động khi không muốn chờ đến tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, liệu khi lãnh tiền BHXH có bị trừ tiền thai sản không?
Hợp đồng thương mại là một trong những hình thức hợp đồng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bản chất và thường nhầm lẫn hợp đồng thương mại với hợp đồng dân sự. Vậy hợp đồng thương mại là gì và có những đặc điểm nào khác biệt so với hợp đồng dân sự?