Chủ thể của hợp đồng thương mại được quy định như thế nào theo Luật thương mại?

Ngày đăng: 16:56 - 29/10/2024 Lượt xem: 3469 Cỡ chữ

Chủ thể của hợp đồng thương mại là một trong những nội dung quan trọng cần lưu ý khi các bên giao kết hợp đồng. Đây cũng là một trong những tiêu chí để phân biệt rõ ràng giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân dự. Chủ thể của hợp đồng thương mại được quy định là những đối tượng nào, có tư cách pháp nhân như thế nào?

1. Quy định về hợp đồng thương mại và chủ thể hợp đồng thương mại

Quy định về chủ thể hợp đồng thương mại.

Theo Luật Thương mại năm 2005, hợp đồng thương mại là hợp đồng phát sinh trong hoạt động thương mại. Các hoạt động này nhằm mục đích sinh lời: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lời, do thương nhân thực hiện.

Cũng theo Luật Thương mại, chủ thể của hợp đồng thương mại là thương nhân, có thể là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp hoặc cá nhân hoạt động thương mại độc lập, có giấy phép kinh doanh, cá nhân hoặc tổ chức khác có hoạt động liên quan đến hoạt động thương mại.

Thương nhân là chủ thể của hợp đồng thương mại có thể là thương nhân mang quốc tịch Việt Nam hoặc thương nhân mang quốc tịch nước ngoài (đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế). Ngoài chủ thể là thương nhân thì các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng thương mại trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.

2. Điều kiện để trở thành chủ thể hợp đồng thương mại

Điều kiện để trở thành chủ thể hợp đồng thương mại.

Ngoài các quy định nêu trên, để trở thành chủ thể hợp đồng thương mại, cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật dân sự quy định có năng lực hành vi dân sự thỏa thuận với nhau dưới hình thức hợp đồng dân sự về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự:

a) Chủ thể là cá nhân

Cá nhân tham gia giao kết hợp đồng dân sự cần đảm bảo:

  • Cá nhân có đầy đủ năng lực Năng lực pháp luật dân sự:

  • Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

  • Quyền sở hữu, quyền thừa kế và một số quyền khác đối với tài sản.

  • Quyền tham gia đầy đủ quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ đó.

  • Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

b) Chủ thể là pháp nhân

Pháp nhân tham gia hợp đồng thương mại cần đảm bảo các điều kiện:

  • Pháp nhân có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, có các quyền và nghĩa vụ dân sự. 

  • Một tổ chức được công nhận là pháp nhân nếu:

  • Được thành lập và hoạt động theo quy định của Bộ luật này cùng các văn bản pháp luật khác có liên quan.

  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này.

  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và có khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

3. Phân biệt chủ thể hợp đồng thương mại và chủ thể hợp đồng dân sự

Phân biệt chủ thể của hợp đồng thương mại và chủ thể hợp đồng dân sự.

Hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự đều có bản chất là giao dịch dân sự. Cả hai loại đều được thiết lập dựa trên sự bình đẳng, thỏa thuận và sự tự nguyện của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, một trong những nội dung khác nhau cơ bản giữa hai hình thức này là chủ thể hợp đồng:

  • Hợp đồng dân sự: Chủ thể của hợp đồng dân sự là các cá nhân, tổ chức bất kỳ (có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân).

  • Hợp đồng thương mại: Ít nhất một bên chủ thể phải là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh là thương nhân.

4. Những điều chủ thể cần lưu ý khi giao kết hợp đồng thương mại

Vì Luật thương mại không có quy định riêng đối với hợp đồng thương mại nên vấn đề giao kết hợp đồng sẽ tuân thủ quy định chung của bộ Luật Dân sự năm 2015:

Về nguyên tắc giao kết hợp đồng thương mại:

  • Nguyên tắc 1: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái với các quy định của luật cũng như đạo đức xã hội.

  • Nguyên tắc 2: Các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng phải tự nguyện, thiện chí, trung thực và trên cơ sở hai bên đều có lợi.

Trong quá trình giao kết hợp đồng:

  • Đề nghị giao kết hợp đồng: 

  • “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị) (Khoản 1, Điều 386, BLDS 2015).

  • Chủ thể đề nghị có quyền gửi đề nghị giao kết hợp đồng đến một hoặc nhiều chủ thể và đưa ra một thời gian cụ thể để bên được đề nghị biết được thời điểm có hiệu lực của đề nghị.

  • Thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thương mại:

  • Trường hợp bên đề nghị có ấn định về thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng thương mại thì việc trả lời chỉ có hiệu lực trong thời hạn mà đề nghị đã nêu.

  • Trường hợp đề nghị bằng lời nói, bằng điện thoại thì bên được đề nghị phải trả lời ngay lập tức về việc có hay không chấp nhận đề nghị đó. Nếu các bên thống nhất về thời gian trả lời thì bên đề nghị cũng có quyền rút lại lời đề nghị trong thời gian hẹn trả lời.

Trên đây ThaisonSoft đã cung cấp một số quy định quan trọng về chủ thể hợp đồng thương mại. Theo quy định tại Luật Thương mại thì chủ thể hợp đồng thương mại là thương nhân, có thể là tổ chức kinh tế hợp pháp hoặc cá nhân hoạt động thương mại độc lập, có giấy phép kinh doanh, cá nhân hoặc tổ chức khác có hoạt động liên quan đến hoạt động thương mại. Khi giao kết hợp đồng thương mại, chủ thể các bên cần lưu ý một số quy định để thực hiện hợp đồng hợp pháp.

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục