Hợp đồng thương mại là gì, có điểm gì khác biệt so với hợp đồng dân sự?

Ngày đăng: 10:05 - 19/09/2024 Lượt xem: 5414 Cỡ chữ

Hợp đồng thương mại là một trong những hình thức hợp đồng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bản chất và thường nhầm lẫn hợp đồng thương mại với hợp đồng dân sự. Vậy hợp đồng thương mại là gì và có những đặc điểm nào khác biệt so với hợp đồng dân sự?

1. Hợp đồng thương mại là gì?

Khái niệm hợp đồng thương mại.

Pháp luật hiện hành không đưa ra khái niệm cụ thể về hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, có thể định nghĩa hợp đồng thương mại thông qua khái niệm thương mại tại Khoản 1, Điều 3, Luật Thương mại năm 2005:

“1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

Có thể hiểu hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên về quá trình thực hiện hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời.

Các loại hợp đồng thương mại đang được áp dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa.

  • Hợp đồng dịch vụ: Hợp đồng cung ứng dịch vụ có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên ngành (ngân hàng, tài chính, bảo hiểm,...).

  • Hợp đồng trong các lĩnh vực đầu tư thương mại.

2. Phân biệt hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự

Phân biệt hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự.

Để phân biệt hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự, bạn có thể căn cứ theo các tiêu chí sau:

a) Khái niệm và căn cứ pháp lý

Hợp đồng thương mại: 

  • Phát sinh trong hoạt động thương mại, bao gồm các hoạt động nhằm mục đích sinh lời (mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại) và các hoạt động khác do thương nhân thực hiện.

  • Được điều chỉnh bởi Luật Thương mại.

Hợp đồng dân sự:
Hợp đồng dân sự là hình thức hợp đồng phát sinh theo các quan hệ dân sự và được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự.

b) Mục đích của hợp đồng

Hợp đồng thương mại: Mục đích sinh lời.

Hợp đồng dân sự: Phục vụ cho mục đích tiêu dùng, có thể sinh lời hoặc không.

c) Chủ thể giao kết hợp đồng

Hợp đồng thương mại: Ít nhất một bên tham gia hợp đồng phải là thương nhân (cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh).

Hợp đồng dân sự: Chủ thể là cá nhân, tổ chức, có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân.

d) Hình thức giao kết hợp đồng

Hợp đồng thương mại: Thường phải giao kết bằng văn bản để đảm bảo giá trị pháp lý, một số ít trường hợp được giao kết bằng lời nói, hành vi.

Hợp đồng dân sự: Thường được giao kết bằng miệng, thông qua sự tín nhiệm, giao dịch đơn giản. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp buộc giao kết bằng văn bản (ví dụ hợp đồng mua bán nhà đất).

e) Nội dung hợp đồng

Hợp đồng thương mại: Ngoài các điều khoản cơ bản, hợp đồng thương mại bắt buộc phải có một số điều khoản quy định về hàng hóa, bảo hiểm,...

Hợp đồng dân sự: Gồm các điều khoản như đối tượng hợp đồng, số lượng, chất lượng, hình thức thanh toán, giá,...

g) Cơ quan giải quyết tranh chấp

Hợp đồng thương mại: Tùy theo sự lựa chọn của các bên (tòa án hoặc trọng tài thương mại).

Hợp đồng dân sự: Tòa án.

h) Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Hợp đồng thương mại: 

  • Mức phạt vi phạm tùy theo sự thỏa thuận của các bên nhưng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm trừ hợp đồng dịch vụ giám định.

  • Việc bồi thường thiệt hại căn cứ theo Điều 302, Luật Thương mại năm 2005.

Hợp đồng dân sự:

  • Mức phạt vi phạm hợp đồng tùy theo sự thỏa thuận của các bên và không giới hạn về mức phạt tối đa.

  • Việc bồi thường thiệt hại căn cứ theo Điều 418, Bộ Luật Dân sự năm 2015.

3. Mẫu hợp đồng thương mại mới nhất

Vì hợp đồng thương mại có nhiều loại nên mẫu hợp đồng thương mại không có biểu mẫu cố định. Một số mẫu hợp đồng thương mại doanh nghiệp có thể tham khảo như sau:

Hợp đồng dịch vụ thương mại:

Hợp đồng mua bán hàng hóa: 

Thông thường, một hợp đồng thương mại sẽ gồm các nội dung, điều khoản chính gồm:

  • Điều khoản thông tin hợp đồng: Loại hợp đồng, căn cứ hợp đồng.

  • Điều khoản thông tin các bên.

  • Điều khoản đối tượng của hợp đồng.

  • Điều khoản thông tin giao dịch: mặt hàng hóa, dịch vụ cung cấp, giá cả, số lượng,...

  • Điều khoản thanh toán: Hình thức, thời gian thanh toán.

  • Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên.

  • Điều khoản về tranh chấp, phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường hợp đồng.

  • Điều khoản khác.

Trên đây Thaisonsoft cung cấp khái niệm hợp đồng thương mại - Hình thức hợp đồng được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Khái niệm hợp đồng thương mại được gắn với mục đích sinh lời và có nhiều điểm hoàn toàn khác biệt so với hợp đồng dân sự nên khi áp dụng bạn cần lưu ý một số tiêu chí để phân biệt và ký kết hợp đồng đảm bảo tuân thủ quy định tại Luật Thương mại.



Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục