Giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động: Nguyên tắc và trình tự xử lý

Ngày đăng: 14:49 - 13/02/2025 Lượt xem: 2325 Cỡ chữ

Giải quyết tranh chấp lao động là vấn đề ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Liên quan trực tiếp đến tiền lương, thu nhập và hợp đồng lao động, cả người lao động và người sử dụng lao động đều cần nắm được các quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, góp phần ổn định của quan hệ lao động.

1. Giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động là gì?

Tranh chấp 01

Khái niệm tranh chấp lao động.

Tranh chấp lao động là những tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động và người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động bao gồm các tranh chấp về lương thực tế, công việc thực tế, giờ làm việc, điều kiện làm việc, môi trường làm việc và các quyền lợi khác như bảo hiểm xã hội, chế độ,...

Tóm lại, tranh chấp lao động bao gồm tất cả những bất đồng, vấn đề mâu thuẫn phát sinh và không thể tự giải quyết giữa người lao động/nhóm lao động và người sử dụng lao động liên quan đến quyền và lợi ích của cả hai bên trong quan hệ lao động.

Giải quyết tranh chấp lao động là quá trình xử lý tất cả các vấn đề mâu thuẫn nêu trên.

2. Nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động

Dù có nhiều trường hợp tranh chấp lao động có thể xảy ra, tuy nhiên các bên liên quan vẫn cần tuân thủ theo nguyên tắc, phương thức giải quyết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.

a) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Tranh chấp 2

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động.

Căn cứ theo Điều 180, Bộ Luật Lao động năm 2019, nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động như sau:

  • Tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên thông qua quá trình thương lượng trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, đảm bảo tuân thủ pháp luật.
  • Bảo đảm sự tham gia đầy đủ của đại diện hợp pháp các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Đảm bảo nguyên tắc minh bạch, công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và tuân thủ tuyệt đối quy định của pháp luật.
  • Giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết sau khi có yêu cầu của các bên tham gia tranh chấp, hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được sự đồng ý của các bên tham gia tranh chấp.

b) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tranh chấp lao động

Căn cứ theo Điều 182, Bộ Luật Lao động năm 2019, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động như sau:
Quyền của các bên:

  • Trực tiếp tham gia hoặc cử đại diện tham gia giải quyết tranh chấp.
  • Rút yêu cầu hoặc thay đổi, bổ sung yêu cầu tranh chấp.
  • Yêu cầu thay đổi người tiến hành tham gia tranh chấp lao động nếu có lý do không đảm bảo tính khách quan.

Nghĩa vụ của các bên:

  • Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các tài liệu để chứng minh yêu cầu.
  • Chấp hành thỏa thuận đã đạt được, quyết định của Ban trọng tài lao động, bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

c) Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp lao động

Theo Điều 181, Bộ Luật Lao động năm 2019, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong giải quyết tranh chấp lao động như sau:

  • Cơ quan quản lý nhà nước về lao động: Có trách nhiệm phối hợp với đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.
  • Bộ Lao động - Thương binh và xã hội tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn của hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động trong giải quyết tranh chấp lao động.
  • Ủy ban Nhân dân: Là đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp, phân loại, hướng dẫn, hỗ trợ các bên thực hiện trình tự giải quyết tranh chấp lao động theo đúng quy định.

>>> Xem thêm: hợp đồng điện tử, hợp đồng thương mại.

3. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động

Tranh chấp 3

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp lao động.

Căn cứ theo Điều 188, Điều 189, Bộ Luật Lao động năm 2019, trình tự xử lý tranh chấp hợp đồng lao động như sau:

a) Giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải viên lao động

Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động, Các bên tranh chấp tiến hành phiên họp hòa giải, trách nhiệm của hòa giải viên lao động là hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.

Căn cứ theo kết quả hòa giải:

  • Nếu các bên thỏa thuận thành công: Hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành công.
  • Trường hợp hòa giải thất bại: Hòa giải viên nêu ra phương án xử lý cho các bên:
  • Nếu các bên chấp nhận phương án: Hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành công.
  • Nếu các bên không chấp nhận phương án hòa giải: Hòa giải viên lập biên bản hòa giải không thành.
  • Trường hợp có bên tranh chấp đã được triệu tập lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt: Hòa giải viên lập biên bản hòa giải không thành.

Sau 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kết thúc hòa giải, các bên tranh chấp hợp đồng sẽ được gửi 01 bản sao gồm cả biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

b) Lựa chọn phương thức tranh chấp mới 

Trường hợp sau 05 ngày làm việc với hòa giải viên mà hòa giải không thành theo quy định tại Khoản 4, Điều này thì các bên tham gia tranh chấp có thể lựa chọn một trong các phương án sau:

  • Hội đồng trọng tài lao động.
  • Tòa án.

c) Khi nào tranh chấp lao động được kiện thẳng ra Tòa án?

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 188, Bộ Luật Lao động năm 2019, tranh chấp lao động cá nhân không nhất thiết phải làm việc với Hòa giải viên lao động đối với các trường hợp:

  • Các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại hoặc trợ cấp thôi việc.
  • Tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người giúp việc gia đình.
  • Tranh chấp về BHXH, BHYT.
  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp.
  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Trên đây ThaisonSoft đã hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động. Mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động tồn tại nhiều vấn đề phức tạp, xảy ra tranh chấp là điều khó tránh nên các bên đều phải nắm vững quy định tại Bộ Luật Lao động năm 2019 để xử lý tranh chấp đảm bảo quyền lợi hợp pháp.

Dương Thúy

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục