Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Quy định về việc giao hàng
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một phần quan trọng trong các giao dịch thương mại, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời giải thích chi tiết về các quy định liên quan đến việc giao hàng và thanh toán.
Tìm hiểu về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Hợp đồng mua bán tài sản được định nghĩa tại Điều 430, Bộ Luật dân sự 2015 là sự thỏa thuận giữa các bên. Trong đó, bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.
Đồng thời, theo quy định tại Khoản 8, Điều 3, Luật Thương mại 2005, mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa (giao hàng) cho bên mua và nhận tiền từ bên mua. Nghĩa vụ của bên mua là thanh toán tiền cho bên bán cũng như nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Trên thực tế, chưa có luật quy định cụ thể khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa là gì. Tuy nhiên, về bản chất, hợp đồng mua bán hàng hóa là một dạng hợp đồng mua bán tài sản. Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng mua bán tài sản (hợp đồng dân sự). Trong đó bên bán cam kết chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, và bên mua có trách nhiệm thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng này thường áp dụng trong các giao dịch thương mại, được điều chỉnh bởi Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự của Việt Nam.
>>> Xem thêm: Hợp đồng điện tử, phần mềm hợp đồng điện tử.
Nghĩa vụ giao nhận hàng hóa của các bên
2. Quy định về việc giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa nhìn chung có rất nhiều quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên, dưới đây là những quy định xoay quanh việc giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa:
Căn cứ Điều 34, Luật Thương mại 2005, bên bán phải có nghĩa vụ với việc giao hàng và các chứng từ liên quan tới hàng hóa như sau: Bên bán phải giao hàng hóa chứng từ như những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm số lượng, cách thức đóng gói, chất lượng, việc bảo quản hàng hóa và các quy định khác đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Căn cứ Điều 35, Luật Thương mại 2005, bên bán cần có nghĩa vụ về địa điểm giao hàng như sau:
Giao hàng tại địa điểm đã thỏa thuận với bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trường hợp các bên chưa có thỏa thuận về nơi giao thì căn cứ vào các trường hợp được kể đến trong Khoản 2, Điều 35 của Luật này để xác định địa điểm giao.
Trường hợp hàng hóa có người vận chuyển liên can thì trách nhiệm của người vận chuyển như sau:
Trong trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển mà không có ký hiệu hay chứng từ xác định rõ, bên bán phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng và cung cấp thông tin cụ thể về tên và cách nhận biết hàng hóa.
Nếu bên bán phải thu xếp việc chuyên chở hàng hóa, họ cần ký kết các hợp đồng cần thiết để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đến đích bằng phương tiện phù hợp và theo điều kiện thông thường của phương thức chuyên chở.
Nếu bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển thì phải cung cấp thông tin cần thiết cho bên mua để bên mua có thể tự mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Thời hạn giao hàng được quy định tại Điều 37&38 của Luật này như sau:
Bên bán có trách nhiệm giao hàng theo thời điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Nếu hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ có thời hạn giao (hạn chót) mà không có thời gian xác định cụ thể thì bên bán được quyền giao hàng bất cứ khi nào, miễn là giao trước hạn và có báo trước với bên mua.
Nếu không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng, bên bán phải giao hàng trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết.
Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Nghĩa vụ thanh toán của các bên trong hợp đồng
3. Quy định về việc thanh toán đối với hợp đồng mua bán hàng hóa
Thanh toán cũng là một khía cạnh quan trọng được đề cập tới đối với một hợp đồng mua bán hàng hóa trong Luật thương mại 2005. Cụ thể các điều khoản về việc thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:
Nghĩa vụ thanh toán cơ bản của bên mua được quy định tại Điều 50, Luật thương mại 2005 bao gồm:
Thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận về thời gian, phương thức, trình tự như những gì thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Bên mua có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng ngay cả khi hàng hoá bị mất mát hoặc hư hỏng sau khi rủi ro đã được chuyển từ bên bán sang bên mua. Tuy nhiên, nếu sự mất mát hoặc hư hỏng này do lỗi của bên bán gây ra, thì bên mua không phải chịu trách nhiệm thanh toán.
Điều 51, Luật thương mại 2005 quy định việc người mua có quyền tạm ngừng thanh toán cho người bán khi:
Có chứng cứ cho việc bên bán lừa dối bên mua.
Có chứng cứ về việc hàng hóa trong hợp đồng đang là đối tượng bị tranh chấp.
Có chứng cứ về hàng hóa bên bán giao là không phù hợp, không đúng với hợp đồng.
Lưu ý: Nếu bằng chứng mà bên mua đưa ra không chính xác, gây thiệt hại cho bên bán thì bên bán được nhận bồi thường thiệt hại và bên mua phải chịu các chế tài theo quy định của Luật này.
Địa điểm thanh toán được quy định tại Điều 54 của Luật này nếu không có thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng như sau:
Tại địa điểm kinh doanh của bên bán hoặc nơi cư trú (nếu không có địa điểm kinh doanh) của bên bán.
Nếu thanh toán ngay tại thời điểm giao hàng hóa, chứng từ thì địa điểm thanh toán chính là địa điểm giao hàng hóa, chứng từ.
Nếu các bên không có thỏa thuận nào khác trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì thời hạn thanh toán được quy định tại Điều 55 của Luật này như sau:
Thanh toán ngay tại thời điểm giao nhận hàng hóa, chứng từ.
Nếu các bên có thỏa thuận về việc kiểm tra hàng hóa như quy định tại Điều 44 của Luật này thì bên mua không có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho tới khi hàng hóa được kiểm tra xong.
Trên đây ThaisonSoft đưa ra giải đáp cho câu hỏi “hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?” và những quy định chi tiết về việc thanh toán và giao hàng đối với hàng hóa được mua bán theo quy định của Luật thương mại hiện hành.
Các tin tức liên quan:
Tạo chữ ký số cá nhân miễn phí là cách nhanh chóng nhất để người dùng tăng cường bảo mật cho các giao dịch trực tuyến. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể sở hữu một chữ ký số cá nhân, đảm bảo tính xác thực và pháp lý cho mọi giao dịch trực tuyến. Cùng tìm hiểu cách tạo chữ ký số đơn giản, tiện lợi ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nhằm hưởng ứng Ngày “Chuyển đổi số quốc gia” và đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình số hóa, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn mang đến chương trình ưu đãi hấp dẫn: Tặng đến 9 tháng sử dụng Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng ECA. Đây là cơ hội “vàng” để doanh nghiệp trải nghiệm và tận hưởng những tiện ích vượt trội mà chữ ký số mang lại.
Khi soạn thảo các văn bản hành chính, nhiều người băn khoăn không biết chữ ký nháy là gì và các quy định liên quan đến thẩm quyền cũng như trách nhiệm của người ký nháy và nó khác chữ ký chính thức như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn ký nháy từng trang văn bản theo đúng quy định hiện hành.
Lãnh tiền bảo hiểm xã hội có bị trừ tiền thai sản không? Những lưu ý trước khi rút BHXH một lần
26/09/2024
Việc rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần là lựa chọn của nhiều người lao động khi không muốn chờ đến tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, liệu khi lãnh tiền BHXH có bị trừ tiền thai sản không?
Hợp đồng thương mại là một trong những hình thức hợp đồng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bản chất và thường nhầm lẫn hợp đồng thương mại với hợp đồng dân sự. Vậy hợp đồng thương mại là gì và có những đặc điểm nào khác biệt so với hợp đồng dân sự?
Hợp đồng scan được xem là một trong những hình thức nhanh nhất để doanh nghiệp lưu trữ thuận tiện và dễ dàng nhất. Tuy nhiên, vì không phải là hợp đồng gốc nên tính pháp lý vẫn là vấn đề nhiều người quan tâm. Vậy hợp đồng scan là gì, có giá trị pháp lý không?
Là một phương thức quản lý mới trong quá trình đầu tư xây dựng, hợp đồng EPC không còn xa lạ đối với các nhà thầu. Việc áp dụng hợp đồng EPC mang lại nhiều lợi ích đối với các nhà thầu trong việc giảm bớt gánh nặng chi phí, nhân lực, quản lý dự án. Trước khi ký kết hợp đồng này, nhà thầu cần lưu ý 6 vấn đề quan trọng dưới đây.
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là một dạng của hợp đồng lao động được sử dụng phổ biến hiện nay. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn có đặc điểm gì? ưu điểm nhược điểm của loại hợp đồng này như thế nào? những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Trong hoạt động thương mại không thể thiếu đi các hoạt động chuyển nhượng cổ phần, theo đó việc ký kết hợp chuyển nhượng cổ phần được xác lập. Vậy, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là gì? Nội dung chính của hợp đồng như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.
Trong thời đại số hóa hiện nay, hợp đồng điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong các giao dịch thương mại và dân sự bởi những lợi ích nổi bật mà hợp đồng điện tử mang lại. Tuy nhiên, những rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử vẫn là mối lo của nhiều cá nhân, tổ chức. Bài viết này sẽ chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn khi thực hiện hợp đồng điện tử và các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Luật hợp đồng thương mại bao gồm những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Đây là căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân áp dụng khi thực hiện giao kết hợp đồng. Khái niệm, những nguyên tắc cơ bản, đặc điểm pháp lý, điều kiện có hiệu lực,... là những nội dung quan trọng cần nắm được khi ký kết hợp đồng thương mại.
Chữ ký số là phương tiện không thể thiếu trong các giao dịch điện tử. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn về giá cả của loại hình dịch vụ này. Vậy giá chữ ký số là bao nhiêu? Nên mua chữ ký số ở đâu? Làm sao để biết nhà cung cấp chữ ký số nào uy tín? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!