Rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử và các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Ngày đăng: 10:17 - 27/08/2024 Lượt xem: 2397 Cỡ chữ

Trong thời đại số hóa hiện nay, hợp đồng điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong các giao dịch thương mại và dân sự bởi những lợi ích nổi bật mà hợp đồng điện tử mang lại. Tuy nhiên, những rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử vẫn là mối lo của nhiều cá nhân, tổ chức. Bài viết này sẽ chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn khi thực hiện hợp đồng điện tử và các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Giao kết hợp đồng điện tử tiềm ẩn nguy cơ gì?

1. Những rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử do được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử, thay vì sử dụng giấy tờ và chữ ký tay truyền thống nên sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định.

1.1 Rủi ro về kỹ thuật và bảo mật thông tin:

Sự tiện lợi của hợp đồng điện tử đi kèm với những rủi ro đáng kể về an ninh và bảo mật thông tin. Các rủi ro này có thể bao gồm:

  • Bị hacker tấn công và đánh cắp thông tin:

Hacker và các tổ chức tội phạm mạng ngày càng trở nên tinh vi trong việc tấn công các hệ thống điện tử để đánh cắp thông tin. Các hợp đồng điện tử thường chứa đựng nhiều thông tin quan trọng, bao gồm dữ liệu cá nhân, thông tin tài chính, và các điều khoản thương mại. Nếu các thông tin này bị rò rỉ hoặc đánh cắp, hậu quả có thể rất nghiêm trọng.

  • Rủi ro về phần mềm độc hại và vi-rút máy tính:

Các phần mềm độc hại và virus máy tính là những mối đe dọa không nhỏ đối với an ninh thông tin trong các hợp đồng điện tử. Những phần mềm này có thể xâm nhập vào hệ thống máy tính thông qua các tệp đính kèm email, các trang web không an toàn, hoặc các phần mềm không rõ nguồn gốc, từ đó gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

  • Rủi ro về mất mát dữ liệu do các vấn đề kỹ thuật:

Ngoài ra, việc mất mát dữ liệu do các vấn đề kỹ thuật và không được lưu trữ đúng cách là rủi ro lớn đối với các bên tự thực hiện hợp đồng mà không thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử. Đó có thể là sự cố hỏng hóc phần cứng, lỗi phần mềm, quá tải hệ thống, gián đoạn giao dịch, xóa nhầm hợp đồng và không thể khôi phục… 

Rủi ro với chữ ký không được chứng thực khi ký hợp đồng online

1.2 Rủi ro về pháp lý và chữ ký điện tử:

Vấn đề về pháp lý là một trong những vấn đề đáng chú ý trong khi giao kết hợp đồng điện tử, điển hình là:

  • Khó khăn trong việc xác thực danh tính của các bên:

Xác thực danh tính và tính hợp pháp của chữ ký điện tử là một trong những thách thức lớn nhất đối với hợp đồng điện tử. Các phương thức xác thực phổ biến như mật khẩu hay câu hỏi bảo mật đều có những điểm yếu và có thể bị hacker tấn công. 

  • Chữ ký điện tử bị giả mạo:

Chữ ký điện tử có thể bị giả mạo hoặc bị tấn công bởi các hacker, dẫn đến rủi ro pháp lý nghiêm trọng. Nếu một bên trong hợp đồng bị giả mạo chữ ký, hợp đồng có thể bị vô hiệu, và các bên có thể phải đối mặt với những hậu quả pháp lý và tài chính nghiêm trọng.

  • Xảy ra tranh chấp hợp đồng:

Các tranh chấp liên quan đến hợp đồng điện tử thường xoay quanh các vấn đề như sự không rõ ràng của quy định pháp luật, xác thực danh tính và chữ ký điện tử, và quyền hạn của tòa án hoặc trọng tài. Nếu một bên trong hợp đồng từ chối tính xác thực của chữ ký điện tử, hoặc cho rằng danh tính của mình đã bị giả mạo, việc chứng minh và giải quyết tranh chấp có thể trở nên rất phức tạp.

2. Giải pháp giảm thiểu rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử

Để phòng ngừa rủi ro khi thực hiện giao kết hợp đồng điện tử, các cá nhân, tổ chức có thể tham khảo các biện pháp sau:

2.1 Cải thiện hệ thống bảo mật:

Việc cải thiện hệ thống bảo mật không chỉ giúp ngăn chặn các mối đe dọa từ bên ngoài mà còn bảo vệ dữ liệu nội bộ khỏi các rủi ro tiềm ẩn. Hai biện pháp về bảo mật hệ thống gồm:

  • Sử dụng các biện pháp mã hóa và bảo vệ thông tin:

Mã hóa giúp đảm bảo rằng dữ liệu chỉ có thể được đọc bởi những người được cấp quyền truy cập hợp pháp, ngay cả khi dữ liệu bị xâm nhập hoặc đánh cắp. Nó có thể bao gồm mã hóa dữ liệu trong quá trình truyền tải và mã hóa quá trình lưu trữ. Chẳng hạn như sử dụng giao thức HTTPS hoặc VPN (Mạng riêng ảo), đảm bảo rằng dữ liệu không thể bị đọc bởi những người không có quyền truy cập. Sử dụng mã hóa dữ liệu lưu trữ, chẳng hạn như mã hóa toàn bộ ổ đĩa hoặc mã hóa cấp tệp, giúp ngăn chặn các truy cập trái phép ngay cả khi hacker xâm nhập được vào hệ thống. Ngoài ra, sử dụng chứng thư số và chữ ký điện tử cũng là một biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả khi giao kết hợp đồng điện tử. Điều này sẽ được đề cập chi tiết trong phần sau.

  • Sử dụng các phần mềm chống vi-rút và phần mềm độc hại:

Phần mềm chống vi-rút và phần mềm độc hại đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài, như vi-rút, phần mềm gián điệp, ransomware (phần mềm tống tiền), và các loại phần mềm độc hại khác. Các phần mềm này sẽ có tính năng kiểm tra và quét virus hệ thống định kỳ đồng thời phát hiện và ngăn chặn vi-rút.

2.2 Nâng cao khả năng xác thực và chữ ký điện tử:

Để giảm thiểu rủi ro khi thực hiện các hợp đồng điện tử, các bên nên sử dụng các phương thức xác thực mạnh mẽ như chứng thư số và hệ thống OTP.

  • OTP là một mật khẩu chỉ có thể sử dụng một lần, và thường được tạo ra ngẫu nhiên trong thời gian ngắn để đảm bảo tính an toàn và bảo mật. Phương thức này được áp dụng rộng rãi trong các giao dịch ngân hàng, dịch vụ trực tuyến, các dịch vụ số của quốc gia và các hệ thống yêu cầu xác thực người dùng.

  • Chứng thư số và chữ ký điện tử là các công cụ bảo mật giúp xác thực danh tính của các bên tham gia giao dịch điện tử và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Chứng thư số hoạt động như một giấy chứng nhận kỹ thuật số, đảm bảo rằng dữ liệu hoặc hợp đồng điện tử không bị thay đổi sau khi ký. Điều này giúp tăng cường niềm tin giữa các bên và giảm thiểu rủi ro pháp lý liên quan đến việc giả mạo hoặc thay đổi dữ liệu.

Giải pháp giảm thiểu rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử


Để có thể giảm thiểu tối đa được rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử, cần kết hợp và thực hiện nhuần nhuyễn các yếu tố trên. ThaisonSoft xin được giới thiệu phần mềm hợp đồng điện tử iContract - giải pháp toàn diện cho việc giao kết các hợp đồng điện tử của doanh nghiệp với các ưu điểm như:

- Hệ thống bảo mật thông tin về hợp đồng của doanh nghiệp theo chuẩn bảo mật thế giới - chứng chỉ ISO 27001: 2013.

- Phần mềm tiện dụng với nhiều mẫu hợp đồng chuẩn, được cập nhật liên tục.

- Các tính năng hữu ích, đặc biệt là báo lỗi hợp đồng nếu chưa đầy đủ thông tin pháp lý cần thiết hay sai cấu trúc.

- Phát hiện và cảnh báo các hợp đồng đáng ngờ, doanh nghiệp có mã số thuế đáng ngờ…

- Lưu trữ dữ liệu hợp đồng điện tử khổng lồ doanh nghiệp.

- Tìm kiếm thông tin hợp đồng nhanh chóng nhờ chức năng lưu kho hợp đồng hiện đại.

Đăng ký dùng thử miễn phí 1 tháng hợp đồng điện tử:


Nhìn chung, có rất nhiều rủi ro có thể gặp phải trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử. Do đó, các cá nhân, tổ chức, khi tham gia giao kết các hợp đồng qua mạng cần tìm hiểm về các rủi ro tiềm ẩn này để chủ động phòng ngừa cũng như thực hiện các biện pháp để giảm thiểu các rủi ro đó.

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục