Bảo hiểm y tế có bắt buộc hay không? Tư vấn 2022

Ngày đăng: 10:09 - 30/05/2022 Lượt xem: 13733 Cỡ chữ

   Bảo hiểm y tế là hình thức chăm sóc sức khỏe do Nhà nước đứng ra tổ chức, thực hiện không vì mục đích lợi nhuận. Vậy, bảo hiểm y tế có bắt buộc hay không? Trên thực tế, căn cứ vào từng đối tượng mà BHYT là bắt buộc hoặc tự nguyện tham gia.

bảo hiểm y tế 1

Bảo hiểm y tế có bắt buộc không khiến nhiều người lao động thắc mắc.

1. Khái niệm bảo hiểm y tế

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 2, Luật bảo hiểm y tế (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1, Điều 1, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014) thì bảo hiểm y tế được hiểu như sau: 

“Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”

Người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT theo quy định. 

Bảo hiểm y tế có bắt buộc hay không 

2. Bảo hiểm y tế có bắt buộc hay không?

Căn cứ theo định nghĩa về bảo hiểm y tế quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật bảo hiểm y tế thì BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của luật này. Do đó bảo hiểm y tế có bắt buộc hay không sẽ phải căn cứ vào đối tượng tham gia. Có đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế và có đối tượng có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

2.1 Các nhóm đối tượng tham gia BHYT bắt buộc

Theo Điều 1, Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn một số biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế, có 6 nhóm đối tượng tham gia BHYT. Cụ thể 6 nhóm đối tượng này gồm: 

(1) Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;

(2) Nhóm do cơ quan BHXH đóng;

(3) Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;

(4) Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;

(5) Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình;

(6) Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

bảo hiểm y tế 2

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp có hợp đồng lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế.

Các nhóm đối tượng tham gia BHYT bắt buộc bao gồm nhóm đối tượng 1, 2, 3, 4, 6. Trong trường hợp bạn thuộc nhóm đối tượng đang làm việc tại các đơn vị doanh nghiệp theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật thì đều thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc.

2.2 Nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện

Trong nhóm các đối tượng trên thì nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình có thể lựa chọn tham gia bảo hiểm xã hội hoặc không tham gia. Theo Điều 5, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm đối tượng này bao gồm: 

  • Người có tên trong sổ hộ khẩu, người có tên trong sổ tạm trú trừ những người thuộc nhóm đối tượng tham gia BHXH khác.

  • Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

  • Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (trừ đối tượng thuộc nhóm đối tượng đã tham gia BHYT khác) mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

3. Mức đóng bảo hiểm y tế 

Mức đóng bảo hiểm y tế sẽ khác nhau theo từng đối tượng tham gia. Căn cứ theo Khoản 1, Điều 7, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức đóng BHYT hàng tháng như sau:

bảo hiểm y tế 3

Mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định.

3.1 Đối với nhóm đối tượng tham gia BHYT bắt buộc 

Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

  • Mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động (Trong đó người lao động đóng 1,5%, người sử dụng lao động đóng 3%) đối với đối tượng thuộc nhóm (1) quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

  • Mức đóng bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tiền lương tháng trước khi nghỉ thai sản, tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng thuộc nhóm (2) quy định tại Điều 2 Nghị định này;

  • Mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác.

Lưu ý: Trường hợp người lao động thuộc đối tượng tham gia BHYT do người sử dụng lao động đóng (nhóm 6) đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng theo thứ tự như sau: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan BHXH đóng; do ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng.

3.2 Đối với nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện

Nhóm tham gia BHYT tự nguyện gồm tham gia BHYT theo hộ gia đình - Nhóm (5) có mức đóng bảo hiểm y tế căn cứ vào mức lương cơ sở tại thời điểm đóng. Cụ thể như sau: 

  • Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; 

  • Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; 

  • Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Tuy nhiên, trong trường hợp người tham gia thuộc hộ nghèo, cận nghèo là đối tượng được Nhà nước hỗ trợ mức đóng thì mức hỗ trợ tối thiểu là 70% và không áp dụng giảm trừ mức đóng theo quy định (theo Khoản 2, Điều 7,Nghị định 146/2018/NĐ-CP). 

Thông qua bài viết giải đáp bảo hiểm y tế có bắt buộc hay không hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích. Theo dõi fanpage hoặc website bảo hiểm xã hội điện tử eBH để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội.

>>> Tin liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục