Dự án PPP là gì? Quy trình thực hiện dự án PPP đúng chuẩn

Ngày đăng: 13:46 - 02/01/2024 Lượt xem: 11573 Cỡ chữ

Khi nhu cầu về việc thay đổi và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng ngày càng lớn thì dự án PPP đang ngày càng trở nên quan trọng. Hình thức đầu tư dự án PPP sẽ tối đa hóa hiệu quả các dự án công, đảm bảo chất lượng công trình và tiết kiệm tối đa ngân sách. Vậy dự án PPP là gì? Ưu nhược điểm của hình thức đầu tư dự án PPP như thế nào?


1. Khái quát về dự án PPP


1.1. Dự án PPP là gì? 

Theo quy định tại Khoản 9, Điều 3, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, dự án PPP là tập hợp các đề xuất liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, thông qua việc thực hiện một hoặc nhiều hoạt động sau:

  • Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng.

  • Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.

  • Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.

Dự án PPP là gì?


1.2. Lĩnh vực và quy mô của dự án PPP

Điều 2, Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định về lĩnh vực và quy mô của dự án PPP như sau:

  • Giao thông vận tải:

  • Lĩnh vực: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không.

  • Quy mô đầu tư: Các dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên. 

  • Lưới điện và nhà máy điện:

  • Lĩnh vực: Năng lượng tái tạo, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện hạt nhân, lưới điện (trừ một số trường hợp do Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật điện lực).

  • Quy mô đầu tư: Các dự án với mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên. Riêng với dự án thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo có tổng mức đầu tư từ 500 tỷ đồng trở lên. 

  • Lĩnh vực thủy lợi: Cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý chất thải. Quy mô dự án với tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên. 

  • Y tế:

  • Lĩnh vực: Cơ sở khám chữa bệnh, y tế dự phòng và kiểm nghiệm. 

  • Quy mô đầu tư: Dự án có mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên. 

  • Giáo dục đào tạo:

  • Lĩnh vực: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục đào tạo và nghề nghiệp. 

  • Quy mô đầu tư: Dự án với tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên. 

  • Hạ tầng công nghệ thông tin

  • Lĩnh vực: Hạ tầng thông tin số, kinh tế số, hiện đại hóa công nghệ thông tin trong các Cơ quan Đảng và Nhà nước; ứng dụng và phát triển CNTT, cơ sở dữ liệu, trung tâm dữ liệu, nền tảng, ứng dụng quốc gia dùng chung, an toàn an ninh mạng…

  • Quy mô đầu tư: Các dự án với tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên. 

  1. Ưu, nhược điểm của hình thức đầu tư PPP

2.1. Ưu điểm của hình thức đầu tư PPP

  • Gia tăng hiệu quả của quá trình phân phối, quản trị và quản lý dự án. 

  • Đảm bảo đầy đủ nguồn lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. 

  • Có khả năng tiếp cận với công nghệ và nắm bắt công nghệ 

  • Giảm thiểu gánh nặng về chi phí thiết kế và xây dựng do mô hình PPP không yêu cầu phải chi tiền ngay lập tức. 

Hình thức đầu tư PPP có ưu, nhược điểm gì?

2.2. Nhược điểm của hình thức đầu tư PPP

  • Rủi ro cao nếu một trong các bên tham gia dự án không đáp ứng vì hạn chế kỹ thuật hoặc không đủ năng lực đáp ứng. 

  • Chi phí của dự án PPP có thể cao hơn trung bình, trừ trường hợp chi phí bổ sung được bù đắp bằng hiệu quả tăng trưởng dự án. 

  • Các thay đổi về quản lý và kiểm soát tài sản cơ sở hạ tầng có thể không đủ để cải thiện hiệu quả kinh tế, trừ trường hợp các điều kiện quan trọng khác được đáp ứng (quản lý cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính hoặc các hoạt động liên quan đến môi trường)...

  • Hiệu quả quản lý không tốt, các bên không phối hợp với nhau nhịp nhàng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành công của dự án. 

  • Việc phân bổ nguồn vốn vào các dự án sẽ gặp khó khăn nếu nguồn vốn đầu tư có hạn.

3. Quy trình thực hiện dự án PPP là gì ?

Quy trình thực hiện dự án đầu tư PPP gồm các bước sau:

  • Bước 1: Đề xuất dự án

Cơ quan Bộ ngành và UBND tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương, nhà đầu tư có thể đề xuất dự án đầu tư. 

  • Bước 2: Thẩm định và phê duyệt

Dựa trên các tiêu chí theo quy định, Cơ quan nhà nước sẽ lựa chọn sơ bộ dự án và báo cáo tính khả thi của dự án trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. 

  • Bước 3: Công bố dự án

Trong vòng 07 ngày kể từ khi dự án được phê duyệt, dự án sẽ được công bố trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. 

Quy trình thực hiện dự án PPP gồm 8 bước.

  • Bước 4: Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi

  • Bước 5: Chọn nhà đầu tư và ký kết hợp đồng

Hình thức chọn nhà đầu tư bao gồm: Đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu. Trong bước này sẽ ký kết hợp đồng thỏa thuận đầu tư và hợp đồng dự án sửa nhà nước và nhà đầu tư được lựa chọn. 

  • Bước 6: Đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp

Nhà đầu tư sau khi được chọn sẽ làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thành lập doanh nghiệp dự án nhằm thực hiện và quản lý thực hiện dự án theo pháp luật. 

  • Bước 7: Triển khai dự án

Triển khai dự án dựa trên định hướng của Nhà nước là sự kết hợp vốn của nhà đầu tư để hoàn thành dự án. 

  • Bước 8: Quyết toán và bàn giao dự án

Trong thời hạn 06 tháng kể từ khi hoàn thành dự án, nhà đầu tư phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Việc kiểm toán giá trị vốn đầu tư được thực hiện bởi một tổ chức kiểm toán độc lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thỏa thuận lựa chọn.

Trên đây Thái Sơn cung cấp một số thông tin về dự án PPP. Hy vọng qua bài viết, độc giả sẽ trả lời được câu hỏi dự án PPP là gì và các thắc mắc xoay quanh dự án PPP. 

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục