Tải ngay mẫu hợp đồng thỏa thuận mua bán đất chuẩn chỉnh

Ngày đăng: 16:09 - 12/06/2024 Lượt xem: 17975 Cỡ chữ

   Hợp đồng thỏa thuận mua bán đất là văn bản pháp lý được sử dụng phổ biến trong các giao dịch mua bán nhà đất hiện nay, nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho bên mua và bên bán. Cần lưu ý gì khi soạn hợp đồng mua bán đất? Khi nào hợp đồng mua bán đất không còn hiệu lực? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!


1. Hợp đồng mua bán đất là gì?


Theo quy định tại Điều 500, Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó, người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.

Ngoài ra, hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác liên quan. Việc thực hiện hợp đồng phải theo đúng trình tự, thủ tục về đất đai.

Hợp đồng thỏa thuận mua bán đất là hợp đồng dân sự.

Như vậy, hiểu đơn giản, hợp đồng thỏa thuận mua bán đất là một loại hợp đồng dân sự, phải được lập dưới dạng văn bản, trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận giữa các bên, được Cơ quan nhà nước xác nhận bằng hình thức công chứng, chứng thực.


2. Khi nào hợp đồng thỏa thuận mua bán đất bị vô hiệu?


Dưới đây là các trường hợp khi hợp đồng thỏa thuận mua bán đất không còn hiệu lực:

2.1. Hợp đồng thỏa thuận mua bán đất không đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 188, Luật Đất đai 2013, điều kiện thực hiện các quyền như sau:

  • Người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất khi đáp ứng điều kiện sau:
  • Có Giấy chứng nhận, trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định tại Khoản 3, Điều 186 và trường hợp được nhận đất kế thừa theo quy định tại Khoản 1, Điều 168 của Luật này.
  • Đất không phát sinh tranh chấp.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

2.2. Hợp đồng thỏa thuận mua bán đất bị vô hiệu do giả tạo

Theo quy định tại Điều 124, Bộ Luật dân sự 2015, hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo như sau:

  • Khi các bên xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo sẽ bị vô hiệu. Trong khi đó, giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng bị vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc có quy định khác liên quan.
  • Xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.

Hợp đồng bị vô hiệu do giả tạo không còn giá trị pháp lý.

2.3. Hợp đồng mua bán đất không công chứng hoặc chứng thực

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 167, Luật Đất đai 2013, việc công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán đất được thực hiện như sau:

  • Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại Điểm b của Khoản này.
  • Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp… tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.
  • Giấy tờ thừa kế quyền sử dụng đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.
  • Việc công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng, UBND cấp xã.

2.4. Hợp đồng vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Theo quy định tại Điều 123, Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì sẽ bị vô hiệu. Trong đó, điều cấm của luật là những quy định không cho phép chủ thể thực hiện các hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, và được cộng đồng thừa nhận, tôn trọng.

Như vậy, hợp đồng thỏa thuận mua bán đất sẽ bị vô hiệu nếu thuộc một trong số bốn lý do trên đây. Độc giả lưu ý để tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra.

3. Mẫu hợp đồng thỏa thuận mua bán đất chuẩn chỉnh


Dưới đây là mẫu hợp thỏa thuận mua bán đất chuẩn chỉnh, được nhiều người sử dụng trong các giao dịch mua bán đất hiện nay.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

HỢP ĐỒNG THỎA THUẬN MUA BÁN ĐẤT

Hôm nay, ngày … tháng…năm 20….., tại ………

Chúng tôi gồm có:

BÊN THỨ NHẤT (BÊN A):

Ông (bà): …………………………………………………………………

Sinh năm: ………….……………………………………………………..

Số điện thoại: ……………………………………………………………

CMND số: …………. do Công an …………… cấp ngày ……………..

và vợ (chồng) là: ………………………………………………………….

Sinh năm: ……………………………………………………………….

Số điện thoại: ……………………………………………………………

CMND số: …… do Công an ……………. cấp ngày ……………..

Cả hai ông bà cùng đăng ký hộ khẩu thường trú tại: …………………..

BÊN THỨ HAI (BÊN B):

Ông/Bà: …………………………………………………………………

Sinh năm: ……………………………………………………………….

Số điện thoại: ……………………………………………………………

CMND số: …………. do Công an ……………… cấp ngày ………….

Hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………….

Chúng tôi lập văn bản thỏa thuận này với nội dung như sau:

1, Hiện tại Bên A và Bên B cùng thỏa thuận nhận chuyển nhượng chung quyền sử dụng đất/quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ: ……………… (những người tham gia thỏa thuận nhận chuyển nhượng chung quyền sử dụng đất/quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất này gồm có: ông/bà…………………..).

2, Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, tỉnh táo không bị bất kỳ một sự ép buộc nào, chúng tôi nhất chí thoả thuận như sau: Bên A đồng ý nhất trí để Bên B là người đại diện được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) liên quan đến tài sản mà các bên cùng nhận chuyển nhượng nêu tại mục 1 văn bản này và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đứng tên Bên B với tư cách là người đại diện cho các đồng chủ sử dụng đất/đồng chủ sở hữu và sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo đúng quy định tại khoản 3, Điều 4 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT được viện dẫn nêu trên.

Chúng tôi cam đoan:

  • Việc thỏa thuận trên đây là hoàn toàn tự nguyện, không trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ tài sản nào và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả do việc thỏa thuận này gây ra.
  • Các nội dung trình bày trong thỏa thuận này là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung trình bày này.
  • Việc giao kết Văn bản này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc.

Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc thỏa thuận này.

Chúng tôi đã cùng đọc lại nguyên văn Văn bản này, hiểu rõ nội dung và cùng ký tên, điểm chỉ dưới đây để làm bằng chứng.

BÊN THỨ NHẤT (BÊN A)

(Ký và ghi rõ họ tên)

BÊN THỨ HAI (BÊN B)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Hợp đồng thỏa thuận mua bán đất có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn và minh bạch cho các giao dịch dân sự mua bán bất động sản. Do đó, việc hiểu rõ bản chất, nội dung các điều khoản trong hợp đồng sẽ giúp các bên tham gia giao dịch đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của mình. Hy vọng bài viết ThaisonSoft đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý độc giả. Nếu muốn biết thêm nhiều thông tin về hợp đồng điện tử hãy theo dõi website bạn nhé.

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục