Top 5 điều doanh nghiệp cần lưu ý khi áp dụng hợp đồng thương mại

Ngày đăng: 10:13 - 30/05/2023 Lượt xem: 5508 Cỡ chữ

Là hình thức hợp đồng phổ biến được sử dụng hiện nay, hợp đồng thương mại đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân. Đây là cơ sở pháp lý ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh doanh thương mại. Vậy hợp đồng thương mại là gì và doanh nghiệp cần lưu ý những nội dung nào khi áp dụng hình thức hợp đồng này?

Những điều cần lưu ý khi áp dụng hợp đồng thương mại.

1. Hợp đồng thương mại là gì?

Căn cứ theo Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3, Điều 3, Luật Thương mại năm 2005, hợp đồng thương mại được hiểu là thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân hoặc thương nhân với một số bên liên quan khác nhằm mục đích xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động thương mại.

Hợp đồng thương mại áp dụng đối với:

  • Các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời: Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, đầu tư, một số hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác.

  • Các hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, bao gồm cả các loại động sản sẽ hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai.

  • Thói quen trong hoạt động thương mại là các quy tắc ứng xử có nội dung rõ ràng, được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.

2. Các loại hợp đồng thương mại

Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về các loại hợp đồng thương mại, tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, hợp đồng thương mại thường được phân chia thành các loại sau:

  • Căn cứ theo lĩnh vực áp dụng: Hợp đồng dịch vụ làm đẹp, hợp đồng dịch vụ cung cấp vật tư y tế, hợp đồng tư vấn, hợp đồng cho thuê….

  • Căn cứ theo nghĩa vụ của hợp đồng: Hợp đồng cung cấp thông tin, hợp đồng học tập nghiên cứu, hợp đồng bảo mật dữ liệu…

  • Căn cứ theo hình thức của hợp đồng: Hợp đồng song phương, hợp đồng đa phương, hợp đồng song ngữ,...

Các hình thức hợp đồng thương mại được áp dụng phổ biến hiện nay theo Luật Thương mại năm 2005:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,...

  • Hợp đồng dịch vụ.

  • Hợp đồng xúc tiến thương mại: 

  • Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại.

  • Hợp đồng dịch vụ khuyến mại.

  • Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ.

  • Hợp đồng dịch vụ tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.

  • Hợp đồng trung gian thương mại:

  • Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa.

  • Hợp đồng đại diện cho thương nhân.

  • Hợp đồng đại lý thương mại.

  • Một số hình thức hợp đồng khác:

  • Hợp đồng gia công thương mại.

  • Hợp đồng nhượng quyền thương mại.

  • Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá.

  • Hợp đồng dịch vụ quá cảnh.

Hợp đồng thương mại quốc tế là một hình thức của hợp đồng thương mại.

3. Đặc trưng cơ bản của hợp đồng thương mại

Khi áp dụng ký kết hợp đồng thương mại, tổ chức, cá nhân cần nắm vững một số nội dung sau:

a) Chủ thể của hợp đồng thương mại

Chủ thể của Hợp đồng thương mại thông thường sẽ là các thương nhân, gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp hoặc các cá nhân có hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và đã đăng ký kinh doanh hợp pháp.

Thương nhân ở đây có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài đối với hợp đồng thương mại quốc tế. Ngoài ra, một số chủ thể khác không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng thương mại nếu thuộc các trường hợp được pháp luật quy định.

b) Đối tượng của hợp đồng thương mại

Đối tượng của hợp đồng thương mại có thể là hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động sinh lợi khác.

c) Mục đích của hợp đồng thương mại

Mục đích chính của hợp đồng thương mại là lợi nhuận.

d) Nội dung hợp đồng thương mại

Nội dung hợp đồng thương mại bao gồm đầy đủ các điều khoản đã được hai bên thống nhất và thỏa thuận trong thời gian hợp đồng có hiệu lực. Tùy theo loại hợp đồng thương mại mà sẽ có các quy định điều khoản riêng, nhưng thông thường sẽ bao gồm các điều khoản sau:

  • Điều khoản thông tin hợp đồng thương mại.

  • Điều khoản về đối tượng hợp đồng.

  • Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng.

  • Điều khoản về phương thức, hình thức thanh toán.

  • Điều khoản về phạt vi phạm.

  • Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên.

  • Điều khoản về giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Nội dung quan trọng của hợp đồng thương mại.

4. Mẫu hợp đồng thương mại

Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng thương mại. Tùy theo nhu cầu, đặc trưng giao dịch và thỏa thuận giữa các bên để các bên thiết lập hợp đồng phù hợp.

Ví dụ mẫu hợp đồng đại lý thương mại:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————


HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI

Số: ………/20…/HĐĐL

– Căn cứ Luật Thương Mại năm 2005;

– Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên

Hôm nay, ngày …… tháng ……. năm 20… Tại …………………Chúng tôi gồm có:

BÊN A: CÔNG TY…………………..

Giấy phép Đăng ký Kinh doanh:…………………………..……

Trụ sở:………………………………………………………………

Tài khoản số:………………………………..…………………

Điện thoại: …………………Fax:………………………..……

Đại diện: Ông (Bà):………………………………………..…

BÊN B: CÔNG TY……………….

Giấy phép Đăng ký Kinh doanh:……………………….…

Trụ sở:…………………………………………

Tài khoản số:………………………………………………

Điện thoại: ……………Fax:………………………….……

Đại diện: Ông (Bà):…………………………….…………

Sau khi thỏa thuận, hai bên nhất trí và cùng nhau ký kết hợp đồng đại lý thương mại với các điều khoản sau đây:

Điều 1: Nội dung của hợp đồng

Bên B nhận làm đại lý cho Bên A các sản phẩm…………do Bên A sản xuất và kinh doanh. 

Bên B trang bị cơ sở vật chất, kho bãi, địa điểm kinh doanh và chịu trách nhiệm về tất cả hàng hóa đã giao về việc trưng bày,vận chuyển, tồn trữ.

Bên B đảm bảo việc tồn trữ, giữ hàng hóa như ban đầu như bên A đã cung cấp cho đến khi giao cho khách hàng tiêu thụ.

Bên A không chấp nhận hoàn trả hàng hóa vì bất kỳ ký do gì, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Điều 2: Hình thức đại lý

Đại lý độc quyền/Đại lý bao tiêu/Tổng đại lý

(lựa chọn một trong các hình thức đại lý)

Điều 2: Phương thức giao nhận hàng

1. Địa điểm giao nhận hàng

Thời gian giao hàng

2. Chi phí xếp dỡ hàng

3. Số lượng hàng hóa một lần giao nhận

Điều 3: Giá trị hợp đồng 

1. Giá sản phẩm do bên A cung cấp cho bên B là….

Giá cung cấp có thể thay đổi do…..

2. Tỷ lệ hoa hồng được tính theo….

Điều 4: Phương thức thanh toán

1. Bên B thanh toán cho Bên A ….. trong thời gian……

 2. Bên B được nợ tối đa là

3. Thời điểm thanh toán

4. Số tiền chậm trả ngoài thời gian đã quy định, phải chịu lãi theo mức lãi suất cho vay của ngân hàng trong cùng thời điểm. Nếu việc chậm trả kéo dài hơn 3 tháng thì bên B phải chịu thêm lãi suất quá hạn của ngân hàng cho số tiền chậm trả và thời gian vượt quá 3 tháng.

5. Trong trường hợp cần thiết, Bên A có thể yêu cầu Bên B thế chấp tài sản mà Bên B có quyền sở hữu để bảo đảm cho việc thanh toán.

Điều 5: Bảo hành

Bên A bảo hành riêng biệt cho từng sản phẩm cung cấp cho Bên B trong trường hợp bên B tiến hành việc tồn trữ, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng và giám sát, nghiệm thu đúng với nội dung đã huấn luyện và phổ biến của Bên A.

Điều 6: Hỗ trợ

1. Bên A cung cấp cho Bên B các tư liệu thông tin khuếch trương thương mại.

2. Bên A hướng dẫn cho nhân viên của Bên B những kỹ thuật cơ bản để có thể thực hiện việc bảo quản đúng cách.

3. Mọi hoạt động quảng cáo do Bên B tự thực hiện, nếu có sử dụng đến logo hay nhãn hiệu hàng hóa của Bên A phải được sự đồng ý của Bên A.

Điều 7: Độc quyền

– Bên A có thể triển khai ký thêm hợp đồng đại lý với bên khác…

– Bên A thể ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm trực tiếp cho các bên có nhu cầu khác

Điều 8: Quyền và nghĩa vụ của các bên

1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

– Ấn định giá mua,…

– Yêu cầu bên B thực hiện các biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật…

– Yêu cầu Bên B thanh toán đầy đủ tiền hàng theo thỏa thuận…

– Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm

– Trả thù lao và chi phí cho bên B

2. Quyền và nghĩa vụ của bên B

– Giao kết với một hoặc nhiều bên giao đại lý

– Yêu cầu Bên A giao hàng đúng thời gian, đúng chất lượng,…

– Yêu cầu Bên A hướng dẫn, cung cấp các thông tin liên quan đến sản phẩm,…

– Hưởng thù lao đại lý, yêu cầu bên A thanh toán thù lao đúng hạn,…

– Bảo quản, lưu trữ sản phẩm đúng quy trình sau khi nhận,…

– Thanh toán đủ tiền lấy hàng cho bên A

– Báo cáo tình hình bán hàng cho Bên A

……

Điều 9: Thời hạn hợp đồng

1. Thời hạn hợp đồng

Hợp đồng này có giá trị kể từ ngày ký đến hết ngày…………………

2. Gia hạn hợp đồng

Nếu cả hai bên mong muốn tiếp tục hợp đồng, gia hạn phải được thỏa thuận trước khi hết hạn hợp đồng trong thời gian …..

3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Một trong hai bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp

Điều 10: Bồi thường vi phạm hợp đồng 

Bên B chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Bên A trong các trường hợp:

– Bên A đang giao hàng nhưng Bên B đơn phương hủy bỏ đơn hàng và không báo trước

– Bên B đặt đơn hàng đặc biệt, Bên A đã sản xuất nhưng Bên B đơn phương hủy bỏ đơn đặt hàng đó

Điều 11: Điều khoản khác

Mọi sửa đổi trong hợp đồng đều được lập bằng văn bản và được sự nhất trí của cả hai bên.

Trong khi thực hiện nếu có các vấn đề phát sinh thì hai bên cùng nhau thỏa thuận để giải quyết. 

Nếu hai bên tự thỏa thuận không thành thì việc tranh chấp được giải quyết tại Tòa án.

Quyết định của Tòa án là cuối cùng, các bên phải thi hành. 

Án phí Tòa án sẽ do bên có lỗi theo quyết định của Tòa án chịu trách nhiệm thanh toán.

Hợp đồng này được lập thành 04 bản Tiếng Việt, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau.

             BÊN A                                                 Bên B

(Ký tên và đóng dấu)                           (Ký tên và đóng dấu)

5. Các lưu ý khi ký kết hợp đồng thương mại

Trong khi ký kết hợp đồng thương mại, các bên cần lưu ý:

  • Cẩn trọng ngay từ khâu soạn Dự thảo hợp đồng thương mại, đặc biệt đối với các hợp đồng áp dụng cho các giao dịch lớn hoặc hợp đồng thương mại quốc tế.

  • Hợp đồng thương mại cần có thỏa thuận cụ thể về chế tài phạt vi phạm, các chế tài này có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên. Chế tài phạt vi phạm cần được thể hiện càng rõ ràng, cụ thể và chi tiết càng tốt.

  • Chế tài xử phạt cần phải tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật để tránh trường hợp bị vô hiệu hóa.

  • Các chế tài xử phạt phải khả thi, nhằm mục đích đảm bảo thực hiện hợp đồng và đảm bảo quyền lợi của các bên.

  • Đối với các hợp đồng thương mại có giá trị lớn, phức tạp hoặc hợp đồng thương mại quốc tế: Nên nhờ sự hỗ trợ pháp lý của luật sư.

Lưu ý về chế tài phạt vi phạm khi ký kết hợp đồng thương mại.

Trên đây là một số vấn đề quan trọng khi áp dụng hợp đồng thương mại. Đây là hình thức hợp đồng phổ biến trong các giao dịch hiện nay nên các tổ chức, cá nhân đang hoạt động kinh doanh cần lưu ý về nội dung, hình thức, quy định để thực hiện và ký kết hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi.


Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục